QUAN TRỌNG: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?

7
10382

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì? Và không nên ăn gì? Việc này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị và sức khỏe của người bệnh. Vì thế cần đặc biệt chú ý.

Một điều đáng cảnh báo hiện nay là nước chúng ta có tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường phát triển nhanh hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới. Minh chứng là từ năm 2001 có tỉ lệ là 2,7% người mắc bệnh tiểu đường, đến năm 2010 thì tỉ lệ này tăng đến 6%. Và theo dự đoán đến năm 2025 thì số người mắc bệnh có thể tăng đến 8 triệu người. Đây là một con số rất đáng báo động!

Nếu không may mắc phải bệnh tiểu đường, bạn cũng không cần quá hoang mang vì nếu biết cách điều trị kết hợp chế độ ăn uống tốt, chúng ta vẫn có thể sống chung với bệnh một cách khỏe mạnh. Trong bài viết sau, Thucphamchonguoibenh.com sẽ giúp bạn bỏ túi một số thông tin quan trọng trong dinh dưỡng và cung cấp một số thực đơn cho người bệnh tiểu đường và thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt nhất?

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia cùng các bác sĩ cho biết bệnh tiểu đường là căn bệnh khá nguy hiểm nếu người bệnh không tìm cách điều trị và lên cho mình thực đơn ăn uống hợp lý. Vậy, Ăn gì cho tốt cho người bệnh tiểu đường?

Chúng ta sẽ đi theo từng nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe mà người bệnh tiểu dường nên ăn nhé:

Các loại rau củ, trái cây: đây là nhóm thực phẩm hàng đầu cho người bị bệnh tiểu đường. Bởi trong các loại rau xanh, củ quả và trái cây sẽ có chứa khá nhiều chất xơ, chất khoáng cùng các vitamin giúp hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường, tạo ra sức đề kháng cho cơ thể tự chống lại bệnh..

Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây rau quả gì? Một số loại thực phẩm gợi ý cho bạn chọn như: rau bina, rau cải, cam, chanh, dâu tây, bưởi, các loại quả mọng, quả có vị chua nhiều hơn ngọt…

nguoi benh tieu duong nen an gi va khong nen an gi 3Những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh: một số loại như: hạnh nhân, bơ, dầu oliu, lạc, dầu hạt cải,…là những thực phẩm có chứa chất béo đơn không bão hòa, không làm ảnh hưởng gì đế sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường có nên ăn ngũ cốc không? Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm giúp cho người bệnh tiểu đường giảm thiểu và ngăn chặn hàm lượng đường vượt quá quy định có trong máu. Một số loại ngũ cốc có chứa nhiều chất xơ và khoáng chất bạn có thể bổ sung như: bánh mì nguyên hạt, hạt kê, bột yến mạch…

Người bệnh tiểu đường có nên ăn hải sản, cá biển không? Hải sản và cá là một trong những thực phẩm này có chứa nhiều omega3 và các chất đạm tốt, ngoài ra còn giúp điều hòa tim mạch hiệu quả. 

Người bệnh tiểu đường nên ăn cá gì? Một số loại bạn có thể chọn như: cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá mòi có thể hấp hoặc chiên (nên chế biến giảm thiểu mỡ).

Người bệnh tiểu đường nên ăn thịt không? Có thể ăn ít thịt bò hoặc thịt heo nạc để đảm bảo đủ protein cho cơ thể và ngăn ngừa biến chứng về mỡ máu huyết áp. 

Người bệnh tiểu đường có nên nhiều ăn thịt bò không? Người bệnh tiểu đường có thể thêm thịt bò vào khẩu phần ăn hằng ngày. Tuy nhiên, chỉ nên ăn với một lượng ít kèm các loại rau xanh và cà chua, không nên ăn quá nhiều dẫn khó khăn trong trong kiểm soát đường huyết và tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, huyết áp.

Người Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?

Bổ sung các thực phẩm trên chưa phải là đủ, đối với người mắc bệnh tiểu dường thì còn phải kiêng cử các thực phẩm dưới đây mới tạo cho mình chế độ ăn uống tốt nhất.

Theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường cần kiêng ăn những thực phẩm có chứa tinh bột và carbohydrat. Cụ thể là các nhóm thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm ngọt: những thực phẩm có chứa đồ ngọt nhân tạo như: nước ngọt, bánh kẹo…Một số thực phẩm có chứa đường tự nhiên như hoa quả chín, mía…cũng nên hạn chếđến mức tối đa.
  • Thực phẩm chứa tinh bột nhiều: tinh bột lại có chứa khá nhiều trong thức ăn hằng ngày như: cơm, cháo, phở, bún… Vậy nên người mắc bệnh tiểu đường nên đặc biệt lưu ý tránh sử dụng quá mức cho phép (mỗi ngày chỉ nên dùng một lượng ít). Bên cạnh, bạn có thể thay thế các thực phẩm này bằng gạo lứt, súp… Một số loại củ quả như: ngô, khoai tây cũng không nên ăn quá nhiều bạn nhé.
  • Thực phẩm chứa chất béo bão hòa: những thực phẩm này có chứa nhiều cholesterol, chất bảo quản làm khó kiểm soát lượng đường huyết và tăng nguy cơ bị béo phì. Một số thực phẩm kể đến như: mỡ heo, nội tạng động vật, trứng….các loại thực phẩm ăn liền đóng hộp như mì tôm, xúc xích, thức ăn nhanh.
  • Trái cây khô: do trái cây khô được sấy và chứa khá nhiều đường có thể làm tăng lượng đường trong máu.
  • Phomai, bơ, sữa: các thực phẩm này hạn chế sự sản xuất các insulin và làm giảm đề kháng của cơ thể. Vì vậy nó không hề phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường.
  • Thức uống có cồn, bia, rượu: người bệnh tiểu đường tuyệt đối nên tránh xa những loại này vì nó sẽ làm cho bệnh tiến triển nhanh chóng và khó kiểm soát hơn.

Ngoài nắm được 2 thông tin quan trọng là “Người bệnh tiểu đường nên ăn gì? Và không nên ăn gì?” đã được chia sẻ trên, bạn có thể tham khảo thêm một số thực đơn cho người bệnh tiểu đường dưới đây.

Một số gợi ý về thực đơn cho người bệnh tiểu đường

Để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực đơn thích hợp, tránh cho bạn phải suy nghĩ nhiều về việc nên ăn gì. Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu một số thực đơn cho người bệnh tiểu đường đã được lên sẵn:

THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (nguồn suckhoe.vnexpress.net)

Thực đơn 1: Năng lượng 1.200 Kcal/ngày/người

Thời gian Món ăn Số lượng Năng lượng (Kcal)
Sáng Bún mọc 1 tô vừa 248
Giữa trưa Đu đủ chín 200g 70
Trưa Cơm

Chả cá kho viên

Canh bắp cải thịt heo

Su su luộc

3/4 chén

3 viên

1 chén

130gr

359
Xế trưa 150gr 68
Chiều Cơm

Cá kèo kho rau răm

Canh cải soong thịt heo

Đậu bắp luộc

3/4 chén

4 con

1/2 chén

170gr

354
Tối Sữa dành cho người bị tiểu đường 27gr (124 ml) 118


Thực đơn 2: Năng lượng 1.400 Kcal/ngày/người

Thời gian Món ăn Số lượng Năng lượng (Kcal)
Sáng Bánh mì trứng 1 ổ vừa 333
Giữa sáng Bưởi 4 múi 48
Trưa Cơm

Thịt gà kho gừng

Canh bí đao

Rau lang luộc

1 chén

50gr

1 chén

200gr

431
Xế trưa Thanh long 170gr 68
Chiều Cơm

Đậu hũ dồn thịt, sốt cà

Canh rau dền nấu tôm tươi

1 chén

1/2 miếng

1 chén

428
Tối Sữa dành cho người bệnh tiểu đường 32gr (147ml) 140

Thực đơn 3: Năng lượng 1.600 Kcal/ngày/người

Thời gian Món ăn Số lượng Năng lượng (Kcal)
Sáng Bún riêu 1 tô vừa 392
Trưa Cơm

Cá thu sốt cà

Canh cải xanh nấu cá thác lác

Bí xanh luộc

Ổi

1 chén

1/2 khứa

1 chén

200gr

1/2 trái

498
Xế trưa Thanh long 1/2 trái nhỏ 80
Chiều Cơm

Tép kho

Canh mồng tơi nấu tôm

Bông cải

Ổi

1 chén

11 con

1 bó 170gr

150gr

1/2 trái

477
Tối Sữa dành cho người bệnh tiểu đường 36gr (166ml) 158

Thực đơn 4: Năng lượng 1.800 Kcal/ngày/người

Thời gian Món ăn Số lượng Năng lượng (Kcal)
Sáng Phở bình dân 1 tô vừa 410
Giữa sáng Táo 1/2 trái 61
Trưa Cơm

Canh rau ngót nấu thịt

Cá lóc kho

Rau muống luộc

1,5 chén

20gr

1 khứa nhỏ

200gr

437
Xế trưa Quýt 2 trái 61
Chiều Cơm

Canh khổ qua nấu tôm

Thịt heo nạc kho tiêu

Dưa giá

1/2 chén

1/2 trái

30gr

100gr

548
Tối Sữa dành cho người bệnh tiểu đường 36gr (166ml) 158

THỰC ĐƠN 1 TUẦN CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (nguồn Sổ Tay Nấu Ăn)

thuc don cho nguoi benh tieu duong

Ăn gì tốt cho người bệnh tiểu đường? Với thực đơn đa dạng như trên người bệnh có thể biết được những món ăn nào tốt cho mình, mọi người có thể ăn theo thực đơn này hoặc tạo thực đơn riêng cho bản thân dựa trên các nhóm thực phẩm này.

Bạn có thể xem thêm bài viếtTop 15 thực phẩm dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường được khuyên dùngđể bổ sung các thực phẩm này vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình.

Tổng hợp các lời khuyên từ chuyên gia cho người mắc bệnh tiểu đường

Để  giúp người bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cao trong quá trình trị bệnh, chúng tôi đã tổng hợp một số lời khuyên và đút kết ra những lưu ý cho người bệnh tiểu đường sau đây:

  • Cần lưu ý và thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng cách, đều đặn và nghiêm túc. Cần nhớ những thực phẩm nào nên ăn, không nên ăn, nên ăn ít hoặc nên ăn nhiều.
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày (2 lít trở lên) để kích thích sự tiêu hóa và sự trao đổi chất nhằm chuyển đổi năng lượng.
  • Có chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nên ngủ khoảng 6-8 tiếng mỗi ngày, đừng ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
  • Nên tập thói quen tập thể dục, thể thao, vận động thường xuyên, đều đặn sẽ giúp bạn chống lại không chỉ bệnh tiểu đường mà còn phòng ngừa các bệnh nguy hiểm khác hiệu quả. Hoặc đơn giản hơn là chơi các môn thể thao nhẹ như cầu lông, yoga, bơi lội,…hoặc đơn giản là đi bộ chẳng hạn. Dù ít hay nhiều bạn cũng nên dành thời gian vận động nhé.

nguoi benh tieu duong nen an gi va khong nen an gi 5

Đặc biệt, một lời khuyên “QUAN TRỌNG” cho người mắc bệnh tiểu đường. Đây là căn bệnh sẽ theo bạn đến suốt đời, chúng ta chỉ có thể chọn cách phòng ngừa đường huyết tăng cao và ngừa những biến chứng mà nó gây ra. Đồng thời có cách sống chung với bệnh một cách khỏe mạnh nhất chứ không nên trốn tránh hoặc bỏ mặc bệnh. Hi vọng, với những thông tin trên có thể giúp tất cả mọi người hiểu rõ  về bệnh, nắm được các thông tin cần thiết như: người bệnh tiểu đường nên ăn gì, không nên ăn gì cũng như có những bữa ăn dinh dưỡng giúp hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh.

.

Chia sẻ 3 CÁCH chế biến khổ qua rừng cực hay cho người bệnh tiểu đường


7 BÌNH LUẬN

  1. Có bài viết người bị bệnh đái tháo đường không nên ăn thịt bo,heo. Có bài viết người bị bệnh đái tháo đường ăn thit bò,heo rất tôt,,, biết nghe ai

    • Nên ăn ít, không nên ăn quá nhiều, ưu tiên thịt trắng là cá và thịt gà, chứ không phải là không nên ăn đâu. Với lại còn tùy tình trạng bệnh nha!

  2. Một chiến dịch quy mô toàn quốc rất lớn của các thầy Lang Băm để bịp bượm người dân Việt Nam hình như ai cũng bị tiểu đường.

    • Cung cấp thông tin hữu ích và giúp người bệnh khoẻ mạnh hơn là mong muốn của chúng tôi. Thời hiện đại không còn nhiều lang băm đến vậy đâu ạ!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here