Cơm trắng là món ăn truyền thống trong bữa cơm của người Việt Nam, tuy nhiên nhiều người cho rằng nếu mắc phải bệnh tiểu đường thì không nên ăn cơm trắng. Điều này có đúng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu liệu người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn cơm trắng không nhé.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Cơm trắng ảnh hưởng thế nào đến đường huyết?
Theo một nghiên cứu tại Đại học Y tế công cộng Harvard cho biết việc ăn một chén cơm trắng mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 11%. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa gạo trắng và bệnh tiểu đường cao hơn ở người châu Á so với người châu Âu.
Lí do vì tinh bột trong gạo trắng có thể làm quá tải lượng đường trong máu ở các cơ quan trong cơ thể nên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng cao.
Đối với người bệnh tiểu đường, ăn nhiều cơm trắng không có lợi vì khi ăn gạo trắng, đường được hấp thu vào máu nhanh chóng, khiến tuyến tụy phải làm việc vất vả hơn. Trong khi tuyến tụy ở bệnh nhân tiểu đường thường không hoạt động tốt nên việc tiết ra insulin sẽ kém hiệu quả hơn người bình thường.
Gạo trắng chứa lượng đường huyết GI cao
Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn cơm trắng không?
Với sự ảnh hưởng của cơm trắng đối với đường huyết như vậy, liệu người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn cơm trắng không?
Cơm trắng là loại có chỉ số đường huyết trong thực phẩm GI cao không tốt cho đường huyết nhưng lại chứa lượng carbohydrate cao, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Người bệnh tiểu đường không cần bỏ ăn cơm trắng hoàn toàn, chỉ nên điều chỉnh lượng cơm ở mức độ thấp hơn người bình thường. Bệnh nhân chỉ nên ăn nữa chén đến 1 chén cơm trắng trong mỗi buổi kết hợp với các món ăn dinh dưỡng bổ sung khác.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể lựa chọn loại cơm khác để thay thế cơm trắng để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí nhưng không làm tăng đường huyết đến mức nguy hiểm sau mỗi bữa ăn.
Loại cơm từ gạo nào tốt cho bệnh nhân tiểu đường?
Gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo còn giữ nguyên lớp cám bên ngoài và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh tiểu đường.
Gạo lứt giúp tổng hợp insulin hiệu quả hơn
- Giúp giảm lượng đường huyết nhờ lớp cám có trên hạt gạo giúp insulin được tổng hợp hiệu quả hơn. Những chất dinh dưỡng từ gạo lứt cung cấp như protein, vitamin B và chất xơ giúp việc chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng thuận lợi.
- Gạo lứt cung cấp chất dinh dưỡng tối đa nhờ chứa nhiều vitamin, carborhydrate, khoáng chất giúp ngăn ngừa nhiễm mỡ trong máu, những vấn đề liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp và kiểm soát cân nặng.
Gạo mầm
Gạo mầm là sản phẩm từ quá trình nảy mầm của gạo lứt với các tác dụng quý cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.
Gạo mầm tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
- Gạo mầm chứa lượng đường tương đối thấp nên không làm tăng lượng đường huyết cao.
- Gạo mầm bổ sung canxi từ tự nhiên và các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể.
Qua những thông tin trên, mong rằng các bạn đã hiểu người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn cơm trắng không. Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí và khoa học để đảm bảo đường huyết luôn ở mức an toàn hàng ngày nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.
Chờ chút, có thể bạn cũng quan tâm đến:
Mình có dùng thử cháo gạo lứt cũng ngon mà lượng đường huyết lại không cao như gạo trắng
Mọi người có thể dùng thử