TÓM TẮT NỘI DUNG
Chế biến mướp đắng cho người bệnh tiểu đường có rất nhiều cách. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn 3 cách dễ dàng và phổ biến nhất.
Mướp đắng là thực phẩm được khuyên dùng hàng đầu cho người tiểu đường. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mướp đắng rừng ngoài tác dụng ổn định huyết áp, giảm mỡ máu… thì còn có tác dụng ổn định đường huyết rất tích cực. Để thực phẩm phát huy tối đa công hiệu, bạn nên học cách chế biến mướp đắng cho người tiểu đường theo 3 phương án dưới đây.
Các cách chế biến này không chỉ giúp người bệnh có thể thay đổi thực đơn thường xuyên, gia tăng vị giác, mà còn giúp các dưỡng chất trong mướp đắng không bị mất đi.
1. Uống nước mướp đắng chữa tiểu đường (ép nước)
Một trong những cách đơn giản nhất để biến khổ qua dễ dàng đi qua bao tử của bạn, đó là làm nước ép (hoặc sinh tố). Cách làm thì rất đơn giản, cũng không khác các loại nước ép rau củ quả khác là mấy.
Bạn có thể thái lát mướp đắng rồi cho vào máy ép trực tiếp lấy nước uống. Tuy nhiên cách này vị nước sẽ rất khó chịu và cực đắng. Thay vì vậy, bạn nên thử phương án làm nước ép hấp dẫn dưới đây:
– Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 trái mướp đắng tươi, xíu bột nghệ và ít nước cốt chanh
– Thực hiện:
+ Mướp đắng rửa sạch, lấy bỏ hạt bên trong rồi thái lát mỏng.
+ Cho mướp đắng vào âu nước bột nghệ pha loãng, ngâm 20 phút.
+ Vớt các lát khổ qua ra để ráo nước, sau đó cho vào máy xay sinh tố, thêm chút nước vào rồi bấm nút xay nhỏ, dùng rây lọc lấy phần nước cốt, đổ ra li.
+ Cho chút chanh vào li nước ép, khuấy đều, thêm mật ong (nếu không chịu được vị đắng) và uống trước bữa ăn sáng.
Uống mướp đắng chữa tiểu đường điều độ, người bệnh không chỉ ổn định được đường huyết, mà còn cải thiện được làn da và nâng cao sức khỏe toàn diện.
2. Cách chế biến mướp đắng thành trà chữa tiểu đường
Ngoài ép lấy nước cốt uống, người bị tiểu đường cũng có thể chế biến khổ qua thành trà. Cách này bạn chỉ tốn công một lần lúc làm, còn sau đó “thành quả” sử dụng rất lâu dài. Hơn nữa, khi chế biến thành trà rồi thì vị đắng của khổ qua cũng giảm bớt phần nào, mà nước uống lại thanh và thơm hơn.
Các công đoạn chế biến mướp đắng cho người tiểu đường như sau:
– Mua mướp đắng rừng gồm cả dây, lá, quả (trồng hữu cơ là tốt nhất).
– Rửa sạch các bộ phận của cây mướp đắng, để ráo. Xắt nhỏ lá, dây cỡ đốt tay, còn quả thì thái lát.
– Trải mướp đắng rừng lên nong/nia rồi phơi khô đến khi thấy có độ giòn, khoảng 20-30 giờ nắng.
– Khi đã khô hẳn, bạn mới cho mướp đắng vào bao, hũ cất dùng dần. Ngoài phơi có thể sấy hoặc sao vàng, tùy điều kiện thời tiết.
Mỗi lần dùng, bạn chỉ cần lấy một nhúm trà cho vào ấm hãm uống như trà bình thường, nhưng chỉ nên dùng từ 1-2 ly/ngày, tương đương khoảng 50ml- 80ml. Chữa bệnh tiểu đường bằng mướp đắng rừng theo cách chế biến thành trà, thực sự rất công hiệu.
3. Món ăn mướp đắng trị tiểu đường
Bên cạnh việc chế biến thành nước uống, nếu khéo tay bạn cũng có thể nấu mướp đắng thành các món ăn thơm ngon bổ dưỡng. Một số món vô cùng thông dụng có thể kể đến gồm:
– Canh mướp đắng nhồi thịt: Mướp đắng lấy hạt, nhồi thịt xay vào bên trong, cho vào nồi đổ nước hầm liu riu vài tiếng, nêm chút gia vị vừa miệng là có thể dùng được.
– Mướp đắng luộc chấm mắm: Mướp đắng bóc bỏ hạt, rửa sạch, thái miếng lớn cho vào nồi luộc chín, chấm với nước tương ăn rất ngon. Có thể luộc kết hợp chung với nhiều loại rau củ khác.
– Mướp đắng ăn sống: Món này chẳng cần chế biến gì cả, bạn chỉ cần mua quả mướp đắng rừng chữa tiểu đường ở siêu thị hoặc các sạp rau uy tín, về rửa sạch bóc hạt, ngâm muối rồi thái lát mỏng ăn bình thường như rau sống. Bạn có thể ăn kết hợp với chà bông cũng rất ngon. Để mướp đắng có vị giòn, có thể ngâm qua nước đá lạnh.
Ngoài các món ăn trên, bạn cũng có thể kho, chiên xào… nhưng tốt nhất nên hạn chế tối đa những cách chế biến sử dụng nhiều dầu mỡ.
Chúc bạn ổn định đường huyết và cải thiện sức khỏe với các cách chế biến mướp đắng cho người tiểu đường vừa được chia sẻ trên đây.
.
Hướng dẫn cách nấu 10 món ăn từ khổ qua rừng tốt cho sức khỏe