[GÓC GIẢI ĐÁP] Khổ qua trị tiểu đường đúng hay sai

0
9539

Trước tình hình người mắc tiểu đường ngày càng tăng (khoảng 425 triệu người), chi phí điều trị bệnh rất tốn kém (toàn thế giới tốn 727 tỷ đô, năm 2017). Nhiều người đã tìm đến khổ qua, với mong muốn cải thiện chứng tiểu đường. Khổ qua trị tiểu đường, thông tin này có chính xác không hay chỉ là lời đồn thất thiệt thì cùng tìm hiểu qua bài viết sau. 

kho-qua-tri-tieu-duong

 

Các chứng minh khoa học cho rằng khổ qua trị tiểu đường

Theo một kết quả của cuộc nghiên cứu kéo dài 4 tuần được đăng trên tạp chí Ethnopharmacology vào tháng 1/2011, cho thấy khi người bị tiểu đường tuýp 2 nạp 2000mg khổ qua mỗi ngày sẽ làm giảm lượng đường huyết đáng kể

Dựa vào báo cáo của tác giả Lawrence Leung (2009) công bố trên tạp chí dinh dưỡng Anh, nhận định ăn mướp đắng có thể góp phần kiểm soát đường huyết

Theo sự tìm hiểu của 2 nhà khoa học là Baby Joseph và D Jini vào năm 2013, khổ qua có tác dụng giảm acid béo, chống tiểu đường hiệu quả, có khả năng đóng vai trò như một chất hỗ trợ điều trị tiểu đường và kìm hãm các biến chứng tiểu đường

Năm 2004, Cummings và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu trên chuột, và họ đưa ra kết luận, khi cho chuột ăn khổ qua, nó giúp cải thiện khả năng hấp thụ Glucose và ức chế sự gia tăng của đường huyết.

Hai nhà nghiên cứu, Lotlikar và Rao năm 1962 đã đưa ra nhận định từ một cuộc thí nghiệm trên thỏ bị tiểu đường, chiết xuất Charantin có trong khổ qua hỗ trợ hạ đường huyết hữu hiệu

Visarata và Ungsurungsie (1981) đánh giá, chất dịch do khổ qua tiết ra có thể làm tăng sinh Insulin, ức chế tiểu đường.
Theo thông tin từ Bộ Y tế Philippines (2007), việc sử dụng 100mg Charantin có trong khổ qua, sẽ mang lại công dụng tương tự như 2,5mg Glibenclamide ( một loại thuốc tiểu đường)
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu ở Đức, Trung Quốc, Úc cũng cho biết 4 hợp chất hỗ trợ kiểm soát tiểu đường (thông qua khả năng kích hoạt enzyme vận chuyển Glucose trong máu đến các tế bào) đều có trong khổ qua.

cac-chung-minh-khoa-hoc

Sự khẳng định khổ qua trị bệnh tiểu đường trong Đông và Tây Y

Theo quan điểm của Đông Y, khổ qua được xem là loại thảo dược có vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giảm các cơn ho do bệnh phổi hiệu quả. Nhiều Y sĩ từ xa xưa đã sử dụng khổ qua rừng như một vị thuốc để hỗ trợ cải thiện chứng tiêu khát (một chứng bệnh có nhiều nét tương tự với tiểu đường)

Theo Tây Y, nhiều công trình nghiên cứu đã nhận định khổ qua rừng có vai trò hỗ trợ cải thiện tế bào đảm nhận nhiệm vụ sản sinh Insulin (hormone giúp cân bằng lượng đường huyết) là tế bào beta tuyến tụy.

Ngoài ra khổ qua còn góp phần ngăn chặn đường trong máu tăng do gan thực hiện hoạt động bài tiết. Nước ép từ khổ qua có thể hỗ trợ tăng khả năng tiếp nhận Glucose lên 73% ở người bị bị tiểu đường tuýp 2, góp phần cải thiện nồng độ của Insulin và độ nhạy của Insulin.

Không những thế khổ qua còn có đóng vai trò hỗ trợ thuyên giảm các triệu chứng do tiểu đường mang lại như huyết áp cao, lên cân, mỡ máu, các vấn đề về tim mạch.

su-khang-dinh-trong-dong-y-tay-y

Tại sao khổ qua trị tiểu đường?

Giảm glucose trong máu

Trong khổ qua có chứa hợp chất Momordicin và Charantin giúp quá trình trao đổi, chuyển hóa Glucose trong cơ thể diễn ra tốt hơn, từ đó góp phần giảm lượng đường trong máu

Tăng cường tiết insulin

Ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, việc tự tiết Insulin cho cơ thể trở nên khó khăn, có trường hợp không thể tiết ra Insulin, việc dung nạp khổ qua giúp tăng cường khả năng tiết Insulin, từ đó hỗ trợ quá trình chuyển hóa Glucose trong thức ăn thành năng lượng.

Hồi sức kháng insulin

Kháng Insulin được ví như bước chuyển tiếp của tiểu đường tuýp 1 sang tuýp 2 (khiến tình trạng bệnh phức tạp hơn). Kháng Insulin khiến cơ thể béo phì , rối loạn mỡ máu, mất khả năng dung nạp Glucose, cao huyết áp,…Khi sử dụng khổ qua, Glycosides Axit Oleanolic giúp ngăn chặn kháng Insulin hoặc đảo ngược kháng. Nhờ vậy mà hoạt động hấp thụ và chuyển hóa Glucose có cơ hội được diễn ra.

Điều hòa lượng đường trong máu sau bữa ăn

Quá trình chuyển hóa đường ở người bị tiểu đường bị rối loan, nên chỉ cần 2 giờ sau bữa ăn lượng đường trong máu có thể tăng mất kiểm soát. Các hợp chất có trong khổ qua có tác động đến quá trình chuyển hóa Glucose nên sẽ hỗ trợ hạn chế khả năng đường huyết bị tăng đột ngột sau ăn. Công dụng này của khổ qua giúp người tiểu đường tuýp 1 và 2 kiểm soát bệnh của mình tốt hơn.

ly-do-kho-qua-tri-tieu-duong-tot

Chống oxy hóa

Khi đường huyết cao sẽ gây ra các biến chứng về mắt (đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,..), về tim mạch (tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch ngoại vi,…), thận (suy thận, suy giảm chức năng lọc của thận,..). Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, khổ qua hỗ trợ ngăn chặn quá trình oxy hóa – nguyên nhân gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.

Điều trị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kì là vấn đề thường gặp ở các thai phụ. Nếu không có sự can thiệp kịp thời từ các chuyên gia tiểu đường thai kì dễ ảnh hưởng đến thai nhi, cũng như tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Trong thời kì này, nếu sử dụng khổ qua với liều lượng hợp lí (theo lời khuyên của chuyên gia) nó sẽ giúp người mẹ kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả

Các mẹo sử dụng khổ qua trị bệnh tiểu đường

Ăn khổ qua sống

Loại trái này khi ăn sống sẽ có vị đắng, nhưng rất giòn, rất mát. Nếu e ngại cái đắng của khổ qua, chúng ta có thể cắt lát mỏng, ngâm nước, sau đó vớt ra để lạnh. Khi đó vị hăng của khổ qua sẽ giảm bớt đi, kèm theo cảm giác lạnh lạnh, sẽ khiến khổ qua dễ thưởng thức hơn.

Cách này tuy sẽ giữ được nguyên chất của khổ qua, nhưng không phải ai cũng chịu được vị đắng nguyên thủy của khổ qua chưa được nấu chín.

an-song

Nước khổ qua ép

Với cách này, bạn chỉ cần 1 trái khổ qua, 1 muỗng cà phê cốt chanh (có thể thay bằng mật ong hoặc bột nghệ)

Khổ qua rửa thật sạch, đảm bảo không còn bụi bẩn, cắt lát mỏng cho dễ ép. Sau khi khổ qua được ép ra nước hòa vào nước ép đó một chút nước ấm và cốt chanh ( hoặc mật ong, bột nghệ). Như vậy sẽ khiến nước ép khổ qua loãng và bớt hăng hơn, rất dễ uống.

Giả sử như nhà bạn không máy ép, có thể sử dụng máy xay, nhớ khi xay hòa thêm nước ấm để dễ xay hơn. Sau khi ra hỗn hợp sinh tố khổ qua, bạn lấy rây lưới lọc hết phần cặn, giữ lại phần nước, thế là bạn đã có một ly khổ qua ép hoàn hảo rồi.

nuoc-ep-kho-qua-rung

Chế biến thành món ăn

Vị đắng của khổ qua sẽ bớt đi một chút khi nó được nấu chín. Vậy ngại gì mà không đưa khổ qua vào thực đơn ăn uống của mình, một công đôi việc, tiện quá còn gì! Chúng tôi sẽ gợi ý giúp bạn một vài món ngon tốt sức khỏe từ khổ qua:

Món canh

Có 3 cách để có được món canh khổ qua:

  • Chỉ cần 100g khổ qua, 200g nấm hương, 1 cái tụy heo. Sử dụng hỗn hợp nguyên liệu này nấu thành canh, bạn sẽ có món canh khổ qua. Duy trì ăn món này 2,3 lần/tuần sẽ rất tốt cho người có huyết áp cao, đang có vấn đề về tim mạch và người bị tiểu đường.
  • Canh khổ qua nấu đậu phụ và nấm hương (150g khổ qua, 200g nấm hương, 200g đậu phụ). Món canh này rất hiệu quả đối với người bị rối loạn chuyển hóa chất béo, người bị tiểu đường.
  • Nếu ăn 2 – 4 lần/tuần canh khổ(100g) qua với nấm hương(200g), mộc nhĩ (150g)kèm thịt nạc(200g), sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo, cao huyết áp, đặc biệt còn rất tốt cho người bị tiểu đường.

Món cháo

Chuẩn bị 200g đậu ván trắng, nấm hương lấy 150g, và 100g khổ qua. Nấu hỗn hợp này thành dạng cháo, không những có thể thay thế cơm, nó còn hỗ trợ thanh nhiệt, hạ lượng đường trong máu, rất phù hợp  với người gầy gò, người bị tiểu đường.

Món hầm

Hầm chín hỗn hợp 150g khổ qua, 15g hạt dĩ ý (hạt Bo Bo) 100g nấm hương, 200g thịt nạc, 10g Hoài Sơn (củ mài), dùng món này chung với cơm  2- 3 lần/ tuần. Món này người tiểu đường, suy nhược cơ thể, rối loạn chuyển hóa rất nên thử

Món xào

Khổ qua xào trứng chắc hẳn là món ăn tuổi thơ của nhiều người, dù đơn giản đơn sơ nhưng món ăn này lại rất hữu ích với người bị mẩn ngứa, rối loạn chuyển hóa chất béo, người tiểu đường. Chỉ cần 1 trái khổ qua, 2 quả trứng gà, 50g nấm hương bạn đã có 1 chảo khổ qua xào thơm lừng.

mon-an-tu-kho-qua-rung


>>> Xem thêm bài viết “ [HƯỚNG DẪN] 10 cách nấu khổ qua rừng ĐƠN GIẢN DỄ LÀM ” để đa dạng thực đơn tránh chán ăn nhé.


Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần của khổ qua

Công dụng hỗ trợ tiểu đường của khổ qua đã được giới khoa học chứng minh, thực không khó hiểu khi các thực phẩm chức năng có công dụng góp phần hỗ trợ cải thiện chứng tiểu đường xuất hiện trên thị trường. 

Điều này giúp rút ngắn thời gian chế biến các món ăn, uống từ khổ qua, cũng như tối đa hóa công dụng của khổ qua, vì các sản phẩm chức năng luôn được sản xuất bởi các công ty dược phẩm uy tín – nơi sở hữu đội ngũ chuyên gia y học giàu kinh nghiệm và dây chuyền khép kín, hiện đại.

Để nâng cao hiệu quả hỗ trợ ổn định đường huyết của khổ qua, bạn nên lựa chọn các sản phẩm kết hợp giữa khổ qua, tảo Spirunina, dây thìa canh – hai thành phần cũng rất nổi bật vì công dụng góp phần ổn định đường huyết.

vien-uong-kho-qua-rung

Một số lưu ý cần biết về khổ qua trị bệnh tiểu đường

  • Không nên uống quá nhiều nước ép khổ qua, 50-100ml/ngày là liều lượng lí tưởng nhất. Nếu lạm dụng sẽ gây ra tiêu chảy, đau bụng.
  • Khổ qua có khả năng kích thích dạ con khiến sinh non, nên thai phụ tuyệt đối tránh không dùng các thực phẩm từ khổ qua (nếu muốn dùng, phải có lời khuyên và sự giám sát của bác sĩ)
  • Khổ qua có thể khiến huyết áp bị tụt. Người bị chứng huyết áp thấp phải chú ý cẩn thận khi sử dụng. Đối với các đối tượng khác, trước khi tránh sử dụng khổ qua khi đói.
  • Để tôi đa hóa công dụng của khổ qua, nên chọn quả nhỏ và còn xanh tươi. 
  • Để tránh làm khổ qua mất chất, bạn không nên nấu quá kĩ, khi rửa nên rửa rồi mới thái.
  • Việc khổ qua xuất hiện thường xuyên trong thực đơn đôi khi gây chán ăn cho nhiều người. Thay vào đó quý khách có thể sử dụng những thực phẩm chức năng từ khổ qua rừng Mudaru vừa tiết kiệm thời gian, công sức mà không bị ngán nhé.

Vừa rồi, THUCPHAMCHONGUOIBENH.COM đã giúp bạn tìm hiểu thực hư tin đồn Khổ qua trị tiểu đường. Mong sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chiến đấu với chứng tiểu đường. Nếu còn thắc mắc nào nhớ để lại bình luận bên dưới nhé!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here