[TẤT TẦN TẬT] 7 Dấu hiệu biến chứng thận của bệnh tiểu đường

0
2180
dau-hieu-bien-chung-than-cua-benh-tieu-duong

Biến chứng thận là một trong những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, nó khiến cho sức khỏe của người bệnh ngày càng sa sút, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì sẽ đe dọa đến tính mạng. Để biết được dấu hiệu biến chứng thận của bệnh tiểu đường và cách điều trị như thế nào thì cùng xem bài viết chi tiết sau đây.

dau-hieu-bien-chung-than-cua-benh-tieu-duong

Các dấu hiệu biến chứng thận của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng của căn bệnh này rất nguy hiểm, thường lúc phát hiện thì tình trạng bệnh đã ở giai đoạn cuối.

Nước tiểu bất thường

Khi đi tiểu thì nước tiểu thường có bong bóng hoặc bọt nổi trên bề mặt và lượng nước thải ra ngoài không giống như bình thường.

Phù

Do biến chứng tiểu đường gây ra nên khiến cho chức năng của thận cũng bị giảm sút, làm cho ứ nước, đọng muối trong cơ thể và tạo thành sỏi. Khiến nhiều bộ phận trên cơ thể bị phù và màu da bị chuyển màu bất thường.

Ngứa ở da

Khi biến chứng ngày càng nặng sẽ khiến cho da của người bệnh thường xuyên bị ngứa do các chất thải trong máu bị tích tụ lại nhiều nên tạo ra tình trạng này.

Tiểu đường chán ăn 

Đa số các loại bệnh đều khiến cho cơ thể chán ăn, không muốn ăn hay ăn không ngon miệng. Và biến chứng thận cũng vậy, khi bệnh nhân ăn thì mùi vị của thức ăn sẽ không giống như bình thường vì nồng độ ure trong máu bị tăng lên.

Buồn nôn và nôn

Triệu chứng này không chỉ xảy ra khi chúng ta ăn với lượng thức ăn quá nhiều và dạ dày hoạt động khó khăn sẽ khiến đẩy thức ăn ra ngoài bằng đường miệng mà còn xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh thận.

Cũng giống như tình trạng ngứa da, thì tình trạng này cũng do chất thải trong máu bị tích tụ quá nhiều nên khiến cho người bệnh có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.

Khó thở

Hồng cầu đảm nhận vai trò rất quan trọng đối với cơ thể mà một khi chúng ta bị thiếu hồng cầu thì không chỉ xảy ra cảm giác hoa mắt hay chóng mặt mà nó còn khiến cơ thể khó thở.

Và tình trạng khó thở xảy ra ở người bị thận cũng tương tự như vậy, các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy không cung cấp đủ sẽ gây ra biến chứng như trên hoặc do phổi của bạn bị ứ dịch và không thể cung cấp lượng oxy như mọi khi được.

Thiếu máu

Thận có chức năng tạo ra hormone để hình thành nên hồng cầu và khi bị ảnh hưởng thì chức năng này sẽ không bị suy giảm khiến cho cơ thể bị thiếu máu, người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi…

dau-hieu-bien-chung-than

Đặc điểm tổn thương biến chứng thận của bệnh tiểu đường 

Các dấu hiệu thường gặp

Thận bị tổn thương sẽ có kích thước to 140% với thận bình thường, tình trạng phù nề rộng hơn, các mạch máu bắt đầu bị tổn thương.

Các tổn thương thận do đái tháo đường gây ra

Đầu tiên, cầu thận sẽ bị tổn thương sẽ gây ra xơ hóa mạch thận, thận bị tổn thương dạng nốt và đáy cầu thận cũng bị tổn thương.

Tổn thương mạch thận: Thoái hóa kính lớp áo giữa mạch thận và xơ hóa mạch thận.

Kẽ thận bị tổn thương làm ống thận bị teo, ống kính lượn gần bị thoái hóa, xơ hóa kẽ thận…

ton-thuong-than

Các biện pháp ngăn chặn biến chứng thận của bệnh tiểu đường 

Tình trạng bệnh sẽ tốt lên nếu chúng ta có biện pháp kịp thời để điều trị. Và biến chứng thận hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách người bệnh kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể.

Để kiểm soát được đường huyết thì bạn phải có chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi thật hợp lý để tình trạng bệnh được cải thiện.

Hãy rèn luyện thể thao thường xuyên để cân nặng được kiểm soát, không nên uống rượu, bia, hút thuốc.

Nếu các biện pháp thông thường không khả quan thì phải có sản phẩm hỗ trợ giúp ổn định huyết áp.

Phòng ngừa biến chứng thận của bệnh tiểu đường

Để có thể phòng ngừa các biến chứng thận của bệnh tiểu đường gây ra thì bạn cần chú ý với những biện pháp sau đây:

Kiểm soát tốt đường huyết: Đây là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường mà khi đường huyết không được kiểm soát thì sẽ gây biến chứng cho thận. Phải thường xuyên đi thăm khám để kiểm tra lượng đường huyết để có thể theo dõi và điều trị, kết hợp chế độ ăn uống khoa học.

Kiểm soát tốt huyết áp và đạm niệu: Để tình trạng này được kiểm soát được thì bạn phải thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống hàng ngày, không sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn hay hút thuốc lá. Bên cạnh đó, phải tập luyện thể thao thường xuyên để giảm cân và tăng cường sức khỏe, từ đó giúp phòng ngừa được bệnh tật.

Huyết áp khi được ổn định sẽ ngăn chặn được nguy cơ biến chứng mạch máu lớn cũng như vi mạch, khống chế tốt huyết áp và đạm niệu sẽ làm chậm tiến triển bệnh thận do đái tháo đường gây nên.

Điều trị bệnh thận do đái tháo đường như thế nào?

Biến chứng thận của bệnh tiểu đường gây ra là vấn đề cần phải có thời gian để điều trị và sẽ dễ dàng hơn nếu bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu. Người bệnh phải thường xuyên đi khám để có thể theo dõi và có biện pháp điều trị an toàn.

Biến chứng thận hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm nhưng vẫn có thể can thiệp làm chậm quá trình phát triển của căn bệnh này.

Và dưới đây là những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh thận do đái tháo đường gây ra:

Sử dụng thuốc điều trị phù hợp

Để có thể có được cách điều trị phù hợp thì người bệnh phải thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh để lượng đường trong máu được kiểm soát một cách tốt nhất.

Hiện nay, có một loại thuốc giúp hạ huyết áp, đó là thuốc ức chế men chuyển ACE và ức chế thụ thể angiotensin (ARB) đã được kiểm chứng hiệu quả cho người bệnh.

Khi sử dụng loại này sẽ giúp người bệnh ổn định được huyết áp và không bị ảnh hưởng đến các thứ khác.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Việc bạn có được một chế độ ăn uống khoa học không những giúp ích cho tình trạng bệnh được kiểm soát và cải thiện tốt lên mà còn giúp ngăn ngừa và phòng chống nhiều bệnh tật khác.

Hãy tạo cho bản thân có thói quen ăn uống lành mạnh, không ăn các đồ ăn gây hại cho sức khỏe, không sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa đường, tinh bột, chất béo hay đồ ăn ngọt vì sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên.

Thức ăn cho người cho người suy thận tiểu đường nên nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhạt để cải thiện sức khỏe, giúp thận ổn định trở lại.

an-uong-khoa-hoc

Điều trị tình trạng thiếu máu, thiếu canxi

Như đã chia sẻ ở phần trên thì khi thận bị ảnh hưởng sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu vì chức năng của thận không hoạt động như bình thường và không sản sinh ra tế bào hồng cầu nên người bệnh sẽ bị thiếu máu và canxi.

Hãy cho người bệnh bổ sung sắt và các chất giúp sản sinh hormon erythropoietin.

Lập chế độ sinh hoạt phù hợp

Thường những người bệnh sẽ rất lười trong việc vận động hay tập luyện thể dục và người tiểu đường thường hay gặp tình trạng béo phì. Chính vì vấn đề này, càng cần phải có một chế độ sinh hoạt phù hợp để cải thiện sức khỏe.

Hãy dành ra 30 phút một ngày để tập luyện thể thao, không thức khuya hay ăn đêm vì sẽ làm cho các cơ quan bị ảnh hưởng xấu. Và nếu vấn đề này lặp đi lặp lại nhiều lần thì sức khỏe sẽ dần suy giảm, cơ thể suy nhược, mệt mỏi và bệnh sẽ ngày càng nặng thêm.

lap-che-do-sinh-hoat-phu-hop

Phương pháp lọc thận và ghép thận

Phương pháp này thường được dùng chỉ khi tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối khiến cho chức năng của thận gần như mất hết. Phương pháp này có tên khác là tiểu đường chạy thận. 

Người bệnh phải thường xuyên chạy thận nhân tạo để duy trì cuộc sống nhưng chi phí để chi trả lại rất cao.

Hiện nay, thì y học ngày càng hiện đại và cũng có nhiều bệnh nhân ghép thận thành công nhưng không vì thế mà có thể chủ quan, vì khi bạn gặp phải tình trạng này thì mới hiểu được cảm giác của một người phải chạy thận thường xuyên kinh khủng như thế nào.

Và đó là những thông tin về bài viết dấu hiệu biến chứng thận của bệnh tiểu đường và cách điều trị thucphamchonguoibenh.com muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua bài chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here