Mướp đắng rừng hay còn gọi là khổ qua rừng, đây là một loại cây có tính dược liệu cao, mọi bộ phận của nó từ thân, lá, quả đều được dùng làm thuốc. Không những thế, bạn còn sử dụng mướp đắng rừng để chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn, lại vô cùng bổ cho sức khỏe của mình.
Vậy làm sao để trồng mướp đắng ngay tại nhà bạn? Trồng mướp đắng có khó không và phải chăm sóc như thế nào mới đúng cách nhất? Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn bí quyết trồng mướp đắng rừng từ hạt đơn giản mà vô cùng hiệu quả, bạn hãy cùng theo dõi nhé!
TÓM TẮT NỘI DUNG
Cách trồng mướp đắng rừng đơn giản tại nhà
Mướp đắng rừng khác mới với mướp đắng thường, nó nhỏ hơn, có nhiều gai nhọn hơn, màu sắc cũng xanh đậm hơn và mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh. Trước kia mướp đắng rừng chỉ mọc dại trên những ngọn núi, là loại cây ưa vùng đất nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Nhưng đến bây giờ, khi con người phát hiện ra những công dụng mà nó mang lại thì đã đem nó về trồng phổ biến ngay tại nhà và bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó ở mọi nơi trên nước mình.
Để trồng mướp đắng rừng bạn cần chuẩn bị những đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu như sau:
- Vườn đất, chậu trồng hoặc thùng xốp
- Khay ươm hạt
- Đất trồng
- Hạt giống khổ qua rừng
- Phân bón
Bạn thực hiện trồng cây mướp đắng rừng tại nhà theo các bước sau:
Chuẩn bị hạt giống mướp đắng rừng
Để ươm hạt, bạn cần chọn hạt giống từ những quả mướp đắng rừng có chất lượng tốt. Nên chọn hạt của những quả đã chín, những quả căng mọng, to, có nhiều gai nhọn bên ngoài. Sau đó lựa chọn những hạt mẩy, không bị lép, hạt căng bóng.
Một cách đơn giản hơn bạn có thể tìm đến những nơi bán hạt giống mướp đắng rừng để có được những hạt giống mướp đắng rừng tốt nhất. Bạn có thể tìm mua hạt giống mướp đắng rừng ở các cửa hàng bán hạt, cây giống rất dễ dàng.
Khi đã có được những hạt giống mướp đắng rừng tốt nhất bạn đem ngâm chúng vào trong nước ấm được pha theo tiêu chí 2 sôi 3 lạnh và ngâm trong khoảng 4 tiếng đồng hồ. Tiếp đến vớt hết hạt mướp đắng rừng ra lấy một chiếc khăn ẩm rồi tiếp tục ủ, trong vòng 24 tiếng bạn đem hạt ra rửa sạch hết chất nhờn ngoài vỏ rồi lại tiếp tục ủ lại những hạt mầm đó. Ủ trong khoảng 36 giờ thì hạt sẽ nứt mầm ra, lúc này bạn bắt đầu đem gieo.
Chọn đất
Trước khi đem gieo hạt bạn cần chuẩn bị lại đất trước vì đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của mướp đắng rừng có thuận lợi hay không. Trên thực tế, mướp đắng rừng là loại cây dễ sống, ưa nhiều loại đất nên bạn có thể trồng ở mọi địa hình. Tuy nhiên, tốt nhất nếu có thể bạn hãy chọn loại đất trồng mướp đắng rừng là đất bazan, chọn lớp đất ở tầng canh tác sâu sẽ có độ tơi xốp, đất thoáng, không bị úng, đất màu mỡ có nhiều hữu cơ. Không nên chọn những loại đất quá phèn, độ pH thích hợp để trồng nó là từ 6 đến 6,5.
Nếu không tìm được đất bazan đúng mong muốn bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất gồm xơ dừa đã qua xử lý cùng phân bò ủ mục sành rồi trộn với đất. Loại đất này thích hợp để bạn trồng mướp đắng rừng trong những chậu nhỏ trong nhà vì nó có chứa rất nhiều dinh dưỡng và không có cỏ dại mọc.
Tiến hành ươm cây
Sau khi hạt mầm đã nứt thì bạn đem gieo hạt trong những khay ươm đã chuẩn bị sẵn, có thể thay thế bằng chén ươm đều được. Đầu tên tươi ẩm cho đất rồi xơi lỗ trước khi gieo, gieo nông tầm 1cm rồi phủ kín đất lên trên hạt. Trong thời gian ươm mầm bạn không nên để hạt ra ngoài ánh nắng mặt trời trực tiếp, không sử dụng các hóa chất hay thuốc kích thích vì có thể sẽ làm hỏng mầm. Bạn nhớ chú ý giữ ẩm cho đất bằng bình phun sương hàng ngày nhé.
Sau khoảng 4 đến 5 ngày khi cây con đã được hình thành, chồi lên trên khỏi mặt đất, bạn hãy tiếp tục chăm sóc chúng thêm từ 20 đến 22 ngày nữa. Sau đó chuyển qua mới trường lớn hơn cho mướp đắng rừng tại vườn cây hoặc trong các chậu, thùng xốp.
Nếu trồng mướp đắng rừng trong chậu, bạn nên chọn chậu có kích thước lớn, chậu có đường kính trên 30cm và chiều cao chậu cũng trên 30cm. Trong mỗi chậu chỉ nên trồng từ 1 đến 2 cây là đủ.
Khi gieo hạt vào trong môi trường lớn bạn nên chọn từ 5 đến 6 hạt để trồng trong 1 chậu. Trồng được tầm 15 đến 20 ngày thì loại bỏ những cây xấu đi và chỉ giữ lại 1 đến 2 cây trong chậu mà thôi.
Có một lưu ý nhỏ là nếu bạn trồng khổ qua để lấy ngọn thì nên trồng các cây có khoảng cách từ 30 đến 40cm, mỗi hàng cách nhau từ 80 đến 90cm. Còn nếu bạn muốn trồng mướp đắng rừng để lấy quả thì khoảng cách lý tưởng sẽ là từ 50 đến 60cm và khoảng cách hàng là từ 1 đến 1,2m.
Chăm sóc
Thời điểm thích hợp để bắt đầu làm giàn cho mướp đắng rừng là khi cây đã cao được tầm 25 đến 30cm và đã xuất hiện được 5 – 6 lá, có tua cuốn. Bạn có thể sử dụng những tấm lưới nếu muốn làm giàn cao vừa để che nắng hoặc sử dụng những thanh sắt, cột tre nếu trồng trong vườn, trong chậu để nó có thể leo lên.
Chú ý trong quá trình cây lớn bạn cần theo dõi để buộc dây vải vào những ngọn mướp đắng rừng để chúng leo đúng dàn bạn đã định, tránh trường hợp để dây leo lòa xòa dưới mặt đất. Bạn nên chia làm hai lần tưới nước trong ngày để cây đẻ nhánh, phát triển tốt nhất. Không nên để đất bị khô nhưng cũng không nên quá trũng nước, chỉ nên có độ ẩm vừa phải là được.
Nếu bạn muốn trồng mướp đắng rừng để lấy quả thì nên tự thụ phấn cho hoa cái bằng cách cắt bỏ những hoa đực và úp vào miệng hoa cáo để thụ phấn, việc này sẽ giúp đem lại nhiều quả hơn so với việc thụ phấn tự nhiên. Phân biệt hoa đực hoa cái qua phần bầu phình ở dưới, hoa đực sẽ không có còn hoa cái sẽ có phần phình đó. Thời điểm thích hợp nhất để thụ phấn cho hoa cái là vào lúc 9 – 10 giờ sáng.
Ngoài việc chăm sóc cây bạn cần bón phân cho đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho mướp đắng rừng phát triển tốt, cho ra nhiều quả, nhiều cành lá. Việc bón phân cho cây sẽ được chia ra thành những thời điểm khác nhau và cụ thể là:
- Khi trồng cây mướp đắng rừng ra được 2 lá bạn sử dụng phân bón Super Growth rong biển hoặc Halifax pa với 1l nước cùng 1ml phân bón. Phun 7 ngày 1 lần.
- Khi cây đã phát triển lên được 20 ngày tuổi bạn kết hợp thêm loại phân bón Multi vào gốc cây với 100gr/1 gốc và bổ sung lại sau 15 ngày.
- Khi cây bắt đầu ra hoa, rơi vào khoảng 40 – 45 ngày sau khi trồng thì bạn ngưng sử dụng Super Growth rong biển.
- Nếu trong trường hợp cây trồng được 30 ngày tuổi mà chưa thấy ra hoa thì bạn sử dụng phân bón Bloom & Fruit và NPK 6-14-6 hoặc TP108 phun ướt đều trên thân lá. Phun 7 ngày/1 lần để cho cây ra hoa tốt hơn.
Thu hoạch
Khi bạn áp dụng đúng các kỹ thuật trồng mướp đắng rừng và chăm sóc nó cẩn thận thì sẽ giúp nó phát triển tốt, cho ra nhiều ngọn và hoa. Khi quả chuyển qua màu sáng bóng, kích thước lớn thì bạn có thể thu hoạch được rồi. Thời gian để thu hoạch quả sẽ mất khoảng 50 ngày từ ngày trồng và có thể nhanh hơn nếu bạn chăm sóc tốt.
Tại sao nên sử dụng mướp đắng rừng
Mướp đắng rừng có đặc tính sinh trưởng tự nhiên, có khả năng hấp thụ được nhiều năng lượng từ thiên nhiên nên sẽ có chứa nhiều dưỡng chất tốt hơn mướp đắng thường. Trong mướp đắng rừng cho chứa nhiều dưỡng chất và có hàm lượng cao hơn so với mướp đắng thường. Có thể kể đến một số chất dinh dưỡng có sự khác biệt giữa hai loại này là kali, sắt, kẽm, canxi, magie và một số vitamin như vitamin C, A, E, B1, B3 và B9.
Trong Đông y cũng công nhận mướp đắng rừng là một dược liệu với nhiều công dụng cho sức khỏe con người như: giúp hạ huyết áp, trị tiểu đường, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, bổ thận. Đặc biệt đối với phái đẹp, mướp đắng rừng được sử dụng để làm đẹp da, giúp trị mụn, giảm cân cực kỳ hiệu quả.
Sử dụng mướp đắng rừng đúng cách, đúng liều lượng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho sức khỏe con người so với mướp đắng thường. Ngoài ra do hiện nay mướp đắng thường sử dụng quá nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu nên nhiều người đã thay thế bằng loại mướp đắng rừng ưa sống tự nhiên nhiều hơn.
Các món ăn chế biến từ mướp đắng rừng
Mướp đắng rừng là một loại cây rất đặc biệt có thể sử dụng từ quả đến ngọn cây, dây, lá chế biến thành món ăn. Tuy nhiên bạn cần chú ý, mướp đắng rừng có vị đắng, tính mát nên sẽ khó ăn nếu bạn chưa quen và không ăn được đắng.
Một số món ăn chế biến từ quả mướp đắng rừng:
- Mướp đắng rừng nhồi thịt
- Mướp đắng rừng kho thịt
- Mướp đắng rừng xào trứng
- Mướp đắng rừng kho chay cùng tàu hũ, chả lụa chay
- Mướp đắng rừng kho tiêu
- Mướp đắng rừng xào thịt băm
- Canh mướp đắng rừng
Một số món ăn chế biến từ ngọn mướp đắng rừng
- Ngọn mướp đắng rừng xào thịt
- Ngọn mướp đắng rừng xào chay
- Canh ngọn mướp đắng rừng
Ngoài những món ăn trên, quả mướp đắng rừng còn có thể được dùng phơi khô làm trà uống giảm cân, hỗ trợ trị tiểu đường vô cùng hiệu quả. Xay, ép quả mướp đắng rừng thành nước uống giúp đẹp da, giữ dáng. Ngoài ra không nên sử dụng mướp đắng rừng cho những phụ nữ đang mang thai, người bị huyết áp thấp, không ăn trong lúc đói để không ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Mướp đắng rừng mang lại rất nhiều hiệu quả, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn cho cả gia đình thưởng thức. Thay vì lo sợ mua mướp đắng rừng bên ngoài có nhiều thuốc hóa học, không đảm bảo thì tại sao bạn không thử áp dụng kỹ thuật trồng mướp đắng rừng được gợi ý bên trên để trồng ngay tại nhà nhỉ.
Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn biết được cách trồng mướp đắng rừng, cho bạn thu hoạch được nhiều quả để sử dụng.