Triệu Chứng Của Bệnh Tiểu Đường Và Kiến Thức Cần Biết

0
2453

Chủ Đề: Triệu Chứng Của Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, là căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng con người vì hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị.

Dự tính đến năm 2030, cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc bệnh tiểu đường, chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình – thấp.

Điều quan trọng chúng ta cần lưu ý là tìm hiểu về triệu chứng của bệnh tiểu đường để có thể phát hiện bệnh sớm và có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

trieu chung cua benh tieu duongI. Bệnh tiểu đường là gì?

1. Định nghĩa

Theo tổ chức y tế thế giới 1999: “Đái tháo đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính với các rối loạn chuyển hóa cacbohydrate, mỡ, protein do hậu quả của khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai”.

Theo tổ chức y thế giới 2002: “Đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng của insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc phải và/ hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh.”

Theo Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2004: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhược cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.”

benh tieu duong - trieu chung cua benh tieu duongVới những định nghĩa trên, ta có thể kết luận bệnh tiểu đường có liên quan đến các vấn đề về insulin, một hormone được sản xuất từ tuyến tụy.

Lượng đường trong máu được điều hòa nghiêm ngặt bởi hormone insulin. Khi lượng đường trong máu tăng lên đến một mức nhất định, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin nhiều hơn để tăng sự hấp thu đường vào các tế bào, làm nồng độ đường trong máu hạ xuống.

Bệnh tiểu đường thường xảy ra khi:

  • Tuyến tụy không sản xuất được insulin
  • Tuyến tụy không sản xuất đủ insulin cần thiết
  • Cơ thể xuất hiện tình trạng kháng insulin

trieu chung cua benh tieu duong - hinh 22. Phân loại

Bệnh tiểu đường được phân loại thành bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1: thường xuất hiện ở người dưới 20 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Trong trường hợp bệnh tiểu đường loại 1, các tế bào beta sản xuất ra insulin của tuyến tụy bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch.

Những người bị tiểu đường tuýp 1 không sản xuất được insulin nên phải tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.

trieu chung cua benh tieu duong tuyp 1 va tuyp 2

  • Bệnh tiểu đường tuýp 2: thường xuất hiện ở người trung niên 40 tuổi hoặc người béo phì.

Trong trường hợp bệnh tiểu đường loại 2, tuyến tụy có thể sản xuất ra được insulin nhưng lượng insulin tiết ra không đủ hoặc cơ thể đề kháng với insulin. Vì vậy, đường không thể được hấp thu vào các tế bào.

  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: xảy ra trong quá trình mang thai ở khoảng 4% thai phụ.

Việc thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai có ảnh hưởng đến tác dụng của insulin.

Sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được thực hiện trong thời gian mang thai để điều trị kịp thời, hạn chế gây biến chứng ở thai phụ và thai nhi.

tieu duong thai ky - trieu chung cua benh tieu duongII. Những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 thường gặp

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra đột ngột. Cụ thể là:

1. Khát nước nhiều hơn bình thường

Theo bác sỹ Kimbre Zahn, Đại học Indiana, tình trạng sức khỏe thông thường nhất liên quan đến việc khát nước quá mức là dấu hiệu của căn bệnh tiểu đường.

Đây là triệu chứng của bệnh tiểu đường thông thường vì khi lượng đường trong máu cao sẽ lấy nước từ tế bào để pha loãng đường trong máu.

Tế bào mất nước sẽ kích thích não điều chỉnh cảm giác khát nước để bù nước. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường rất hay có cảm giác khát nước, hay còn gọi là tiêu khát.

khat nuoc va doi lien tuc la trieu chung cua benh tieu duong2. Rất đói (đặc biệt sau ăn)

Bệnh nhân tiểu đường thường có cảm giác đói dữ dội.

Do lượng đường trong máu cao và cơ chế của cơ thể là tiết ra nhiều insulin để chuyển hóa đường vào cơ thể.

Nhưng cơ thể không thể thực hiện chức năng này của insulin và insulin có khả năng kích thích cảm giác đói. Insulin càng nhiều thì cơ thể càng có cảm giác đói nhiều hơn.

3. Khô miệng do thiếu nước

Những người bị tiểu đường có chỉ số đường huyết cao cũng sẽ bị khô miệng vì thận mất khả năng tái hấp thu chất lỏng mà phải thải ngay qua đường tiểu làm cơ thể mất nước.

kho-mieng-la-dau-hieu-cua-benh-tieu-duongCơ thể mất nước biểu hiện rất rõ ở việc khô miệng, một dấu hiệu nhận biết để người bệnh nạp thêm nước vào cơ thể.

4. Đi tiểu nhiều và hiện tượng tiểu đêm

Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt vào ban đêm là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Vì các tế bào ở bệnh nhân tiểu đường không hấp thụ được đường nên thận phải cố gắng đào thải qua đường nước tiểu.

Ngoài ra, do phải uống nhiều nước để bù lại tình trạng mất nước trong cơ thể nên người bệnh càng phải đi tiểu nhiều hơn.

tieu dem nhieu lan la dau hieu cua benh tieu duongChẳng những đi tiểu nhiều lần hơn, mà lượng nước tiểu cũng ngày càng nhiều hơn. Lâu ngày, tình trạng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến chức năng của thận.

5. Sụt cân bất thường

Triệu chứng này ở bệnh nhân tiểu đường được giải thích là do bệnh nhân tiểu đường không thể sản sinh đủ insulin để tiêu hóa đường từ thức ăn đã đưa vào cơ thể để phục vụ các hoạt động của cơ thể mà lấy trực tiếp năng lượng từ mô mỡ đã tích lũy trước đó của cơ thể.

Lúc này do lượng calo đã mất của cơ thể bị lấy đi trong quá trình hoạt động của cơ thể nhưng không được bù vào trong khi ăn làm cơ thể có hiện tượng đói dữ dội, ăn nhiều nhưng cân nặng của cơ thể vẫn bị mất đi.

sut can bat thuong la dau hieu cua benh tieu duong6. Cảm giác mệt mỏi và kiệt sức

Tương tự như nguyên nhân trên, bệnh nhân tiểu đường không có khả năng sử dụng glucose có trong thức ăn để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày, mà phải lấy trực tiếp năng lượng từ các mô mỡ để tạo ra năng lượng cơ thể.

Vì vậy cơ thể phải dùng nhiều năng lượng hơn và bị mệt mỏi nhiều hơn.

7. Mờ mắt đột ngột

Mờ mắt ở bệnh nhân tiểu đường là dấu hiệu cho thấy các cơ quan của mắt, đặc biệt là võng mạc đã bị tổn

Triệu chứng của bệnh tiểu đường thể hiện ở việc mờ mắt vì đường huyết tăng cao và không ổn định sẽ gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc.

trieu chung cua benh tieu duong - hinh 3Hậu quả là dịch từ trong lòng mạch thấm qua thành mạch, rò rỉ ra ngoài võng mạc, gây mờ mắt và giảm thị lực tạm thời.

III. Những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có thể giống như triệu chứng tuýp 1. Các triệu chứng sẽ diễn biến từ từ nên bệnh có thể bị phát hiện trễ.

Một số triệu chứng khác có thể bao gồm:

1. Chậm lành vết loét hoặc vết cắt hơn bình thường

Đây là triệu chứng của bệnh tiểu đường rất đáng lo ngại.

Khi lượng đường trong máu cao, các tĩnh mạch, động mạch sẽ bị tổn thương. Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu đến các tế bào khiến vết thương lâu lành hơn.

vet thuong lau lanh la trieu chung cua benh tieu duongCác vết thương này rất nguy hiểm vì đây là môi trường để vi khuẩn dễ dàng phát triển, có thể dẫn đến trường hợp hoại tử nếu không điều trị đúng cách. Nguy cơ bị cắt bỏ chi rất cao dẫn đến việc tàn phế, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bệnh nhân.

2. Ngứa da khó chịu toàn thân

Có nhiều lý do gây ra triệu chứng ngứa da ở bệnh nhân tiểu đường, cụ thể như sau:

  • Suy thận và xơ gan do bệnh tiểu đường: do ứ đọng chất ure và bilirubin
  • Vi khuẩn gây ngứa: do vi khuẩn gây ra trong điều kiện da không được cung cấp dinh dưỡng từ máu và dễ bị tổn thương
  • Nhiễm nấm gây ngứa
  • Tổn thương mạch máu do đường huyết cao

3. Các bệnh nhiễm trùng

nhiem trung la dau hieu cua benh tieu duongNgười bị tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng do lượng đường trong máu cao có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Đồng thời, môi trường có nồng độ cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thường gặp bao gồm: nhiễm trùng chân, nhiễm trùng răng lợi, nhiễm nấm đường sinh dục, nhiễm trùng đường tiểu và nhiễm trùng vết mổ.

4. Tăng cân bất thường

Tăng cân bất thường cũng là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Do cơ thể của người bệnh không có những phản ứng bình thường để giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Lúc này, cơ chế tiêu thụ năng lượng, đốt cháy chất béo cũng gặp trục trặc.

tang can bat thuong la dau hieu cua benh tieu duongĐó là lý do người bệnh tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể bị tăng cân một cách bất thường

5. Tê, ngứa ran tay và chân

Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Người bệnh sẽ có cảm giác tê, ngứa ran kèm theo cảm giác đau, viêm.

Nếu không được kiểm soát, các tổn thương thần kinh có thể là vĩnh viễn, gây nên những rối loạn nghiêm trọng khác.

6. Liệt dương hoặc rối loạn chức năng cương dương ở nam

Đây là hệ quả của bệnh tiểu đường trên cả hai cơ chế tổn thương thần kinh và mạch máu.

Đường huyết tăng cao trong thời gian dài khiến các dây thần kinh và mạch máu ngoại vi bị tổn thương, gây cản trở dẫn truyền thần kinh, giàm khả năng bơm máu khiến dương vật không thể cương cứng.

liet duong la trieu chung cua benh tieu duong - hinh 2Khi xuất hiện các triệu chứng như trên, chúng ta không nên coi nhẹ mà phải đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra tông quát và xét nghiệm đường huyết.

Bạn vẫn có thể kiểm tra đường huyết tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn máy có chất lượng tốt, mẫu mã rõ ràng và còn hạn sử dụng. Tốt nhất, bạn nên mua máy tại các nhà thuốc hoặc nơi phân phối thiết bị y tế uy tín.

Lưu ý, bạn không nên đo đường huyết ngay sau ăn vì sẽ cho ra kết quả không chính xác. Thời điểm đo tốt nhất là sau khi thức dậy, chưa ăn uống gì cả. Bạn cũng nên nhớ vệ sinh kỹ càng ở nơi trích máu nhé, để tránh làm nhiễm trùng.

trieu-chung-cua-benh-tieu-duong-hinh-6Nhưng để có kết quả chính xác nhất, bạn vẫn nên làm các xét nghiệm chuyên môn tại các bệnh viện, cơ sở y tế có uy tín.

Trên đây là những triệu chứng của bệnh tiểu đường mà chúng tôi tổng hợp được. Dựa theo quan sát thường ngày có những dấu hiệu bất thường, bạn có thể kịp thời kiểm tra bệnh và điều trị kịp thời.

Nếu thấy thông tin bổ ích, hãy chia sẻ bài viết này đến người thân và bạn bè ngay nhé. Đồng thời, hãy gửi mọi câu hỏi thắc mắc của bạn đến chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here