Đây Là Những Dấu Hiệu Của Bệnh Tiểu Đường Nên Biết Trước Khi Quá Muộn!

0
1714

Bệnh tiểu đường luôn rình rập đe dọa tính mạng con người. Mặc dù với sự tiến bộ của y học, chúng ta đã có thể kiểm soát được căn bệnh, tuy nhiên nếu phát hiện bệnh quá muộn, các biến chứng do bệnh gây ra sẽ dẫn đến nguy hiểm rất lớn đến sức khỏe. Vì thế, việc nắm bắt các dấu hiệu của bệnh tiểu đường là rất cần thiết nhằm chủ động bảo vệ lấy bản thân tốt hơn.

1. 10 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường đang âm thầm diễn biến

Ở người bệnh tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy không thể tiết ra insulin. Còn ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy tiết không đủ insulin hoặc cơ thể kháng lại insulin. Những nguyên nhân trên đều khiến đường huyết tăng cao

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 1 thường thấy là khát nước, đi tiểu nhiều, giảm cân, mệt mỏi và mờ mắt.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2 thường thấy là mệt mỏi, đi tiểu nhiều, khát nước, giảm cân, mờ mắt, nhiễm trùng và vết thương chậm lành.

Nhìn chung, 2 loại bệnh tiểu đường trên có nhiều dấu hiệu giống nhau và sẽ được nêu ra trong phần sau.

Dấu hiệu 1: Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và không có năng lượng

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường cơ bản nhất là thấy là cơ thể gần như rã rời, không tỉnh táo để học tập hay làm việc.

Khi đường không được đưa vào các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng, cơ thể sẽ yếu dần và không đủ sức khỏe để sinh hoạt như bình thường. Bạn thường sẽ thấy rất buồn ngủ và rất khó để rời khỏi chiếc giường của mình.

Việc ngủ nhiều cũng chẳng khiến bạn khỏe khoắn hơn bao nhiêu, trái lại bạn thường thấy lừ đừ và rất khó phục hồi lại trạng thái bình thường.

Đây Là Những Dấu Hiệu Của Bệnh Tiểu Đường Nên Biết Trước Khi Quá Muộn!Mệt mỏi và buồn ngủ thường xuyên là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Dấu hiệu 2: Thường xuyên khát nước dù đã uống đủ nước

Bác sỹ Kimbre Zahn, Đại học Indiana, cho biết tình trạng sức khỏe thông thường nhất liên quan đến tình trạng khát quá mức là bệnh tiểu đường.

Khi lượng đường trong máu quá cao sẽ lấy nước từ tế bào đi pha loãng đường trong máu, đồng thời đường huyết cao sẽ khiến thận bài tiết nước tiểu nhiều hơn gây ra tình trạng cơ thể bị thiếu nước thường xuyên.

Khi bạn thấy việc uống nước liên tục vẫn không hết khát, hãy nghi ngờ xem liệu bạn có mắc bệnh tiểu đường không.

Dấu hiệu 3: Thường xuyên đi tiểu đêm

Tình trạng tiểu đêm cũng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Khi tế bào không hấp thụ được đường trong máu, thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải đường qua nước tiểu. Lúc này, bạn sẽ thấy cơ thể muốn đi tiểu liên tục, đặc biệt vào ban đêm.

Thông thường, bệnh nhân tiểu đường dễ dẫn đến biến chứng suy thận do thận bị buộc hoạt động liên tục cho việc lọc đi những chất dư thừa trong cơ thể.

Nếu thấy tình trạng đi tiểu bất thường, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra ngay nhé.

Dấu hiệu 4: Hay thấy đói cồn cào dù mới ăn xong

Triệu chứng cao đường huyết này cũng rất hay diễn ra bởi tuyến tụy tiết ra insulin nhưng không sử dụng được. Insulin lại gây ra cảm giác đói bụng nên khiến bạn ăn liên tục mà vấn không no.

Người bệnh tiểu đường rất hay đói bụng cồn cào

Dấu hiệu 5: Sụt cân nhanh chóng dù đã ăn nhiều

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường tiếp theo là cơ thể bị sụt cân bất thường dù đã cố gắng ăn nhiều.

Bác sĩ Vouyiouklis Kellis, khoa Nội tại bệnh viện Cleveland cho biết: “Vì bạn không thể hấp thụ đủ năng lượng từ đường nên cơ thể bạn sẽ tự đốt cháy chất béo và cơ bắp của bạn để bổ sung cho năng lượng thiếu hụt đó. Từ đó dẫn đến sự sụt cân đáng kể, thường từ 10 đến 20 pounds.”

Dấu hiệu 6: Mắt mờ đột ngột

Đường huyết trong máu cao khiến chất lỏng trong cơ thể bị thay đổi. Chất lỏng bất thường này đi vào thủy tinh thể của mắt, khiến võng mạc bị tổn thương và gây hiện tượng mờ mắt, suy giảm thị lực. Nặng nhất có thể gây mù nếu phát hiện bệnh quá trễ.

Đường huyết cao làm ảnh hưởng nhiều đến thị lực

Dấu hiệu 7: Cơ thể dễ bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng cũng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường thường thấy.

Hệ miễn dịch bị suy yếu đi hẳn khi lượng đường huyết cao trên mức an toàn, lúc này cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng.

Nhất là ở bộ phận sinh dục rất dễ bị sưng và nhiễm nấm men thường xuyên, khó trị dứt điểm.

Dấu hiệu 8: Vết thương lâu lành hơn bình thường

Khi lường đường huyết cao, các tĩnh mạch và động mạch sẽ bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyến máu đến các tế bào.

Điều này làm vết thương lâu lành hơn bình thường. Việc này khá nguy hiểm, vì các tế bào trong cơ thể đã suy yếu đi nhiều.

Dấu hiệu 9: Tay, chân thường hay bị ngứa ran hoặc đau nhức

Tứ chi tê ngứa là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh khiến cảm giác tê, ngứa ran hoặc đau, viêm thường xuyên xuất hiện ở tay, chân.

Nếu không phát hiện sớm, các tổn thương thần kinh sẽ nghiêm trọng hơn và gây tác động vĩnh viễn.

Dấu hiệu 10: Xuất hiện vết thâm nám ở một số vùng da

Vết thâm nám tối màu này thường xuất hiện ở vùng cổ, nạch, khuỷu tay, đầu gối, khớp ngón tay.

Đây là dấu hiệu báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

2. Cách để xác định chính xác bạn có mắc phải bệnh tiểu đường hay không?

Khi phát hiện bản thân có một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường kể trên, bạn nên lập tức tiến hành xét nghiệm đường huyết tại nhà hoặc tại bệnh viện.

Xét nghiệm đường huyết tại nhà

Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, mức đường huyết an toàn như sau:

  • Trước bữa ăn: 90 – 130 mg/dl
  • Sau bữa ăn 1 – 2 giờ: nhỏ hơn 180 mg/dl
  • Trước khi đi ngủ: 110 – 150 mg/dl

Để đo đường huyết tại nhà, bạn cần tìm mua máy đo đường huyết có chất lượng tốt để đảm bảo kết qua đo được chính xác nhất.

Nên lựa chọn máy đo đường huyết cần có chất lượng tốt

Lựa chọn thời điểm đo đường huyết cũng rất quan trọng, tốt nhát là sau ăn 8 tiếng hoặc sau khi thức dậy chưa kịp ăn uống để đảm bảo chỉ số đường chính xác nhất.

Nơi trích máu cũng cần được vệ sinh kỹ trước và sau khi đo. Tốt nhất bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của người có chuyên môn nhé.

Xét nghiệm đường huyết tại bệnh viện

Tại bệnh viện, bạn sẽ được xét nghiệm đường huyết kỹ càng hơn qua các loại xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói là xét nghiệm: thực hiện xét nghiệm cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose: uống 75 gam đường glucose được hòa tan trong 200-300 ml nước và uống trong 5 phút, sau đó lấy mẫu máu kiểm tra sau 2 giờ.
  • Xét nghiệm HbA1c: cho biết khả năng kiểm soát đường huyết trong vòng 90 ngày.
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên đường huyết được đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày.

Theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), bệnh tiểu đường được chẩn đoán theo tiêu chuẩn trong bảng sau:

Xét nghiệm đường huyết Bình thường Tiều tiểu đường Bệnh tiểu đường
Lúc đói < 100 mg/dL

5.5 mmol/L

100-125 mg/dL

5.6-6.9 mmol/L

≥ 126 mg/dL

7 mmol/L

Sau 2h uống75 gam đường < 140 mg/dL

7.8 mmol/L

140-199 mg/dL

7.8-11 mmol/L

≥ 200 mg/dL

11.1 mmol/L

HbA1c < 5.7 % 5.7-6.4% ≥ 6.5%
Ngẫu nhiên < 140 mg/dL

7.8 mmol/L

Chưa đủ tiêu chuẩn ≥ 200 mg/dL

11.1 mmol/L

3. Cách ngăn chặn bệnh tiểu đường ngay khi có triệu chứng “CAO ĐƯỜNG HUYẾT”

Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường cùng chỉ số đường huyết cụ thể sẽ nói cho bạn biết cơ thể có mắc bệnh hay không. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy đường huyết của bạn cao bất thường, hãy làm theo các cách ngăn chặn bệnh tiểu đường dưới đây.

Hạn chế ăn uống một số loại thực phẩm

Để tránh làm đường huyết tăng nhanh khó kiểm soát, người bệnh tiểu đường nên tránh ăn hoặc hạn chế một số loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số đường huyết thực phẩm) quá cao như cơm trắng, khoai tây chiên, dưa hấu, bí rợ, bắp nổ, bánh mì, nho khô,…
  • Rượu bia, nước ngọt
  • Thức ăn chứa đường nhân tạo như kẹo ngọt, bánh ngọt
  • Thịt đỏ như thịt bò, thịt heo
  • Các loại thức ăn nhanh
  • Các loại thức có nhiều dầu mỡ

Nên ăn nhiều một số loại thực phẩm sau

Trái lại những thực phẩm gây hại ở trên, dưới đây là những loại thực phẩm cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường:

  • Những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp: gạo lứt, các loại đậu, khoai từ, khoai sọ, lúa mạch, chuối, táo, nho, mận…

Các loại đậu, hạt rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường

  • Các loại rau củ dồi dào vitamin và chất xơ
  • Các loại thịt trắng như thịt cá, thịt gà, vịt bỏ da
  • Những loại thức ăn được chế biến bằng cách hấp luộc, ít dầu mỡ

Dùng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường

Những loại thực phẩm chức năng phòng ngừa tiểu đường hiện có mặt trên thị trường rất nhiều. Tuy nhiên, bạn chỉ nên lựa chọn sản phẩm nào đã trải qua kiểm định chất lượng từ Bộ y tế, có nguồn gốc và thương hiệu rõ ràng.

Dưới đây là một số thực phẩm chức năng đáng tin cậy và nhận được đánh giá cao từ rất nhiều khách hàng.

  • Tiểu Đường Hoàn Difoco: với tác dụng giảm đường huyết xuống mức an toàn chỉ sau 7 ngày sử dụng.

Sản phẩm chứa các thành phần thiên nhiên quý giá như: Nấm Linh Chi, Mạch Môn, Dây Thìa Canh, Hải Mã, Tảo, Khổ Qua, Kê Cốt Thảo, Đinh Lăng, Nhân Sâm.

Tiểu Đường Hoàn Difoco đã được chứng minh lâm sàng có hiệu quả rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường và hiện được nhiều khách hàng trên toàn quốc tin dùng.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chữa khỏi không?Tiểu Đường Hoàn Difoco giúp ổn đình đường huyết chỉ sau 7 ngày

  • Viên uống khổ qua rừng Mudaru: giúp ổn định đường huyết ở mức an toàn và giảm cholesterol, thanh lọc cơ thể rất tốt.

Sản phẩm được làm từ 100% thành phần khổ qua rừng sạch được kiểm nghiệm nghiêm ngặt ở từng giai đoạn.

Khổ qua rừng vốn nổi tiếng với công dụng giảm đường huyết rõ rệt nên viên uống khổ qua rừng Mudaru đang trở thành lựa chọn của nhiều người bị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chữa khỏi không?Viên uống khổ qua rừng Mudaru làm từ 100% khổ qua rừng sạch

Bệnh tiểu đường tuy nguy hiểm nhưng nếu sớm phát hiện và kiểm soát tốt thì bệnh nhân hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh cùng các biện pháp sinh hoạt khoa học và những loại thực phẩm chức năng có uy tín trên thị trường. Hãy chia sẻ ngay những dấu hiệu của bệnh tiểu đường đến người thân và bạn bè của bạn nhé! Cảm ơn đã theo dõi những thông tin hữu ích trên đây.

Chờ chút, có thể bạn cũng quan tâm đến:

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here