TÓM TẮT NỘI DUNG
Chủ đề: Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình
Tổng hợp các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình dưới đây, sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức cơ bản để nhận diện tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời có giải pháp thăm khám – điều trị kịp thời. Nếu bạn đang lo lắng về căn bệnh này, hãy tham khảo kỹ các thông tin sau
1. Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Trước khi đi sâu vào các triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp, chúng ta cần hiểu về rối loạn tiền đình. Hiểu bệnh, hiểu cơ chế và nguy hại mà căn bệnh gây ra, bạn sẽ nhận thấy tầm quan trọng của việc phát hiện bệnh sớm, và chú trọng hơn đến sức khỏe bản thân.Vậy rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là gì?
Theo y học hiện đại, rối loạn tiền đình là một bệnh lý do trạng thái hoạt động không ổn định của cơ quan tiền đình (bộ phận nằm sau 2 ốc tai). Hội chứng này gây ra trạng thái mất cân bằng tư thế, biểu hiện ở các dấu hiệu như: chóng mặt, hoa mắt, chân tay run rẩy, nhức đầu… Tuy nhiên, đây chỉ là những triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình ban đầu.
Ở thể nhẹ, bệnh không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe, mà chỉ gây ra triệu chứng chóng mặt buồn nôn, hoặc bất tiện trong sinh hoạt-công việc khoảng vài ngày rồi hồi phục dần.
Nhưng nếu để bệnh kéo dài không điều trị, các di chứng để lại sẽ khiến sức khỏe bị tổn hại nặng nề, điển hình là dẫn đến một số căn bệnh phức tạp khác như: nhồi máu cơ tim, thần kinh, hạ huyết áp…
Trong một số trường hợp, bệnh có thể là tác nhân gây ra các vấn đề về tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc khiến người bệnh bị điếc… Chính vì thế, việc điều trị rối loạn tiền đình là cần thiết, và nên bắt đầu ngay từ khi mới bắt đầu ở thể nhẹ.
Đối tượng dễ mắc bệnh tiền đình
Thông thường, do tính chất công việc ngồi nhiều trong phòng lạnh, và phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính, áp lực công việc… nên dân văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng rối loạn tiền đình. Cụ thể, họ sẽ dễ gặp chứng rối loạn điều hòa máu lên não, có nguyên nhân từ chứng co thắt động mạch cột sống thân nền.
Với những kiến thức vừa chia sẻ, có thể thấy rối loạn tiền đình là căn bệnh tương đối nguy hiểm. Do đó việc phát hiện sớm và điều trị sớm là hết sức cần thiết, đặc biệt với những người lớn tuổi, sức khỏe vốn dĩ đã suy giảm đôi phần.
2. Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như thế nào?
Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình thường dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh khác, nhưng cũng không quá mơ hồ. Nếu nhận thấy các triệu chứng rối loạn tiền đình được đề cập dưới đây, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra, xét nghiệm để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Triệu chứng mất thăng bằng:
Khi bị rối loạn tiền đình sẽ xảy ra tình trạng mất đồng bộ giữa các thông tin từ những bộ phận như: tiểu não, tiền đình não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp… Khi bị mất đồng bộ, cơ thể người bệnh sẽ bị mất cân bằng, khiến cơ thể lúc nào cũng lâng lâng, không thể đứng vững, cũng không thể nhìn rõ mọi thứ như bình thường.
Triệu chứng mất thăng bằng
Hiểu một cách đơn giản nhất, triệu chứng này tương tự như tình trạng say ở người uống nhiều rượu, bia.
Triệu chứng chóng mặt buồn nôn:
Cũng như triệu chứng phía trên, triệu chứng này sẽ khiến người bệnh bị lâng lâng đầu óc, cảm giác đầu rất nặng nề, vừa quay cuồng vừa mệt mỏi, luôn sợ mình sẽ bị ngã nên rất bất an…
Đôi khi, người bệnh còn gặp thêm cảm giác buồn nôn khó chịu, có ảo giác về sự di chuyển của các vật thể, của sự vận động xung quanh. Nói một cách dễ hiểu hơn, đây là tình trạng đầu óc luôn có chuyển động bập bềnh, xoay tròn, giống như trạng thái của một người bị say tàu xe.
Trong số các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, thì chóng mặt là dấu hiệu thường gặp nhất, cũng là biểu hiện đầu tiên cho thấy bạn đang mắc hội chứng này. Nếu đột nhiên chóng mặt không rõ nguyên nhân, ban đầu nhẹ rồi nặng dần lên, bạn có thể nghĩ đến chứng rối loạn tiền đình.
Triệu chứng chóng mặt của bệnh rối loạn tiền đình
Theo lý giải từ các chuyên gia y tế, triệu chứng này xảy ra khi dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, hoặc khi hệ thần kinh não bộ bị chèn ép. Thông thường, triệu chứng này sẽ nặng hơn, và rất dễ xuất hiện ở những người bị rối loạn cảm xúc như: lo âu, trầm cảm, tăng thông khí…
Triệu chứng mất ý thức hoặc ngất (xỉu):
Khi bệnh diễn tiến phức tạp, người bị rối loạn tiền đình có thể gặp tình trạng ngất xỉu, hoặc bị mất ý thức trong một khoảng thời gian… Khi bị tình trạng này, bệnh nhân cũng sẽ gặp thêm các hiện tượng khác như: giảm thị lực thoáng qua, buồn nôn, đổ mồ hôi.
Lý giải nguyên nhân là do lượng máu lên não bị giảm, dẫn đến tụt huyết áp đột ngột, làm chức năng tim bị rối loạn, gây ra phản xạ thực vật. Đây là triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình đặc biệt nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân hôn mê, hoặc xảy ra tai nạn nếu đang lưu thông trên đường, hoặc đang lao động.
Triệu chứng ù tai rõ rệt:
Ù tai liên tục hoặc đến rồi đi, là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn tiền đình. Biểu hiện ù tai này rất rõ ràng, chứ không thoáng qua nên không khó để nhận diện. Cụ thể, người bệnh có thể sẽ nghe thấy văng vẳng bên tai những âm thanh “kì lạ”, như: tiếng vo vo, tiếng chuông ồn ào, tiếng gầm gầm, tiếng rít của gió, tiếng huýt sáo, hoặc tiếng nhạc du dương…
Triệu chứng ù tai rõ rệt
Tình trạng này gây nên cảm giác khó chịu và bất lực, dẫn đến mệt mỏi thần trí mà không thể khiến chúng ngừng lại ngay lập tức. Hầu hết những bệnh nhân đang bị rối loạn tiền đình, đều khẳng định đã từng gặp biểu hiện này.
Bên cạnh 4 triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình phổ biến nhất, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải các vấn đề như: nhạy cảm với ánh sáng, mệt mỏi, khó chịu, bốc hỏa, mất tự chủ, thay đổi nhận thức, thay đổi tâm lý…
Tuy các triệu chứng không rõ ràng, nhưng nếu có 1 trong số các dấu hiệu trên, bạn không nên chủ quan mà hãy đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt nhất là phát hiện sớm hoặc ngăn chặn ngay từ thể nhẹ, để không khiến cơ thể gặp gánh nặng về bệnh tật.
3. Cách chữa bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình không phải là bệnh nan y, nhưng rất dễ tái phát nếu không điều trị và áp dụng lối sống lành mạnh. Theo y học hiện đại, ngày nay phương pháp chữa rối loạn tiền đình không hiếm, và hầu hết đều là điều trị nội khoa. Dưới đây là một số gợi ý:
– Sử dụng thuốc Tây:
Chủ yếu là nhóm kháng cholineric, kháng histamin, nhóm chẹn kênh calci (Funarizine, Cinnarizin, Cinarizine)… Khi sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không thể tự ý mua uống.
Sử dụng thuốc Tây điều trị rối loạn tiền đình
Thuốc Tây sẽ làm giảm nhanh chóng triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, giúp người bệnh ổn định thăng bằng, hết chóng mặt, đau đầu trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó lại tái phát trở lại. Do đó, Tân dược chỉ cắt cơn, chữa phần ngọn chứ không trị tận gốc.
Chưa kể, nếu sử dụng quá liều, lạm dụng thường xuyên, nhóm thuốc Tây còn khiến người dùng gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Một số tác dụng phụ có thể kể đến: Trầm cảm, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, hội chứng Parkinson…
– Sử dụng thuốc Đông y:
Đông y cho rằng rối loạn tiền đình là chứng Huyễn vững. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, có thể chia làm 2 thể: Thực chứng và Hư chứng với cách điều trị tương ứng.
+ Thực chứng: Nguyên nhân là do can hỏa à Sinh khí nghịch bốc lên đỉnh đầu à Mất thăng bằng, hoa mắt chóng mặt, ù tai, nôn mửa, bốc nóng. Khi bị thực chứng, cần chữa bằng cách: Hoạt huyết hóa ứ, khử đờm, lợi thất.
+ Hư chứng: Nguyên nhân là do sự suy yếu của can, thận, tâm, tỳ à can huyết không được nuôi dưỡng à gây ra các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, hoa mắt… Khi bị hư chứng, có thể chữa bằng cách: Phong kiện tỳ khử thấp, chỉ huyễn trừ vựng, hóa đờm.
– Phương pháp tự nhiên (dân gian):
Cách điều trị này thường được áp dụng trong trường hợp rối loạn tiền đình thể nhẹ, hoặc được áp dụng đồng thời với 2 cách vừa chia sẻ. Một số phương pháp được người Việt tin dùng và vận dụng phổ biến trong điều trị bệnh:
+ Ngâm chân với nước nóng từ 40 độ – 45 độ C trong vòng 30 phút.
Ngâm chân với nước ấm trong 30 phút
+ Tự xoa bóp mỗi khi gặp triệu chứng của bệnh tiền đình. Bạn có thể xoa ở đỉnh đầu, sau gáy, trán, 2 bên ổ mắt khi bị nặng đầu, chóng mặt. Xoa bóp khoảng 10-20 phút sẽ thấy các dấu hiệu giảm dần. Đây cũng là biện pháp ngừa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả, theo dân gian.
+ Day ấn huyệt 5-10 phút/lần (cần thực hiện chính xác).
Trên đây là các thông tin cơ bản về triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, cách điều trị và một số kiến thức hữu ích liên quan. Những thông tin này được tổng hợp từ các nguồn uy tín, giúp người bệnh tự đánh giá sức khỏe và có cơ sở để tiến hành các bước thăm khám, xét nghiệm, kiểm tra tiếp theo.
Kết luận:
Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng cơ thể, và cảm thấy có một vài biểu hiện tương tự những gì chúng tôi đã chia sẻ, hãy nhanh chóng đến trung tâm y tế, hoặc bệnh viện gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Bệnh rối loạn tiền đình cần được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời
Vốn dĩ rối loạn tiền đình sẽ không gây nguy hiểm khi điều trị sớm, nhưng nếu bạn chủ quan và cứ để bệnh diễn tiến phức tạp, hậu quả xảy ra sẽ rất khó kiểm soát. Vì thế, ngay từ bây giờ bạn hãy chủ động cập nhật kiến thức về bệnh và có cách xử lý phù hợp.
Mọi thắc mắc liên quan đến triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, hoặc các vấn đề khác về thuốc trị rối loạn tiền đình, bạn đọc vui lòng để lại bình luận bên dưới, Thucphamchonguoibenh.com sẽ nhanh chóng tìm hiểu và giải đáp cụ thể.
Tác giả: Nguyễn Hoàng Sơn
Chờ chút, có thể bạn cũng quan tâm đến:
>>> Tiền Đình Hoàng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình được chứng nhận có hiệu quả CAO từ KHÁCH HÀNG