Một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay là các bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hóa. Bất kể ai cũng đều có nguy cơ mắc căn bệnh này. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thực phẩm có lợi cho người bệnh đường ruột nhằm bổ sung thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta, nâng cao sức khỏe đường ruột.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Bốn căn bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hóa phổ biến nhất
-
Trào ngược axit
Hay còn gọi là trào ngược thực quản, có triệu chứng như ợ nóng, trào ngược, khó nuốt. Bệnh có thể dẫn đến viêm loét, gây tổn thương ở răng và thực quản.
Đây là bệnh mà ở đó thức ăn hoặc chất lỏng di chuyển từ dạ dày vào thực quản do cơ vòng thực quản dưới không kín.
Đối tượng dễ bị mắc bệnh: phụ nữ mang bầu, người thừa cân và người trên 40 tuổi.
-
Loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là vết loét hình thành từ niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần trên của ruột non), khi lớp niêm mạc ấy bị bào mòn bởi một loạt dịch tiêu hóa có tính axit.
Triệu chứng căn bệnh bao gồm đau bụng, chán ăn, buồn nôn và sút cân.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh do vi khuẩn H.pylori làm viêm nhiễm dạ dày gây ra, hoặc do yếu tố di truyền, hút thuốc lá, uống rượu,…
Đối tượng dễ mắc bệnh: ai cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, từ thanh niên, người cao tuổi đến trẻ em. Do vi khuẩn H.pylori lan qua nước bọt nên trong gia đình nếu có một người bị mắc bệnh thì thường các thành viên còn lại cũng bị do ăn uống chung.
-
Không dung nạp lactose
Đây là tình trạng không có khả năng tiêu hóa lactose – một loại đường có trong sữa và các sản phẩm của sữa. Người bệnh thường có biểu hiện đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa từ 30 phút đến 2 tiếng.
Đối tượng dễ mắc bệnh: thường là trẻ nhỏ và phụ nữ cuối kỳ dậy thì. Tuy nhiên hội chứng này có thể chỉ xảy ra ở một giai đoạn nhất định, không kéo dài.
-
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng này thường không có nguyên nhân cụ thể. Loại bệnh này thường có triệu chứng đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
Đối tượng dễ mắc bệnh: hội chứng IBS thường gặp nhiều ở tuổi vị thành niên và giai đoạn bắt đầu trưởng thành. Phụ nữ có khả năng mắc bệnh IBS cao gấp hai lần so với nam giới.
Thực phẩm có lợi cho người bệnh đường ruột
-
Các loại trà
Trà có khả năng thúc đẩy bài tiết, thúc đẩy dòng chảy nước tiểu, giúp giải độc rất tốt.
Trong đó, trà xanh là loại điển hình có chứa rất nhiều yếu tố giải độc. Các chất trong trà xanh dễ dàng tác động đến sự kết hợp của các chất độc trong máu và xả tăng tốc từ nước tiểu.
-
Các loại đậu
Các loại đậu không chỉ giàu protein mà còn chứa hàm lượng tinh bột phong phú và nhiều chất xơ. Nổi bật nhất trong đó là đậu đỏ.
Đậu đỏ có chứa saponin có thể kích thích đường ruột. Nó có tác dụng lợ tiểu, có thể tăng sự tỉnh táo, giải độc, bệnh tim và bệnh thận. Đậu đỏ còn là một thực phẩm rất giàu axit folic. Các bà mẹ đang mang bầu hay cho con bú ăn nhiều đầu đỏ sẽ rất tốt cho thai nhi và sức khỏe thể chất.
-
Các loại quả
Các loại quả như chanh tươi, cam, bưởi, nho, nước mía, mận, táo, cà chua,… có hương vị chủ yếu chua. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nó có thể trở thành kiềm và cho phép máu duy trì tính kiềm. Đặc biệt, chúng có thể tích tụ các tế bào của chất độc, “hòa tan” và cuối cùng bài tiết bởi hệ thống bài tiết.
-
Các loại rau
Tất cả các loại rau có lá màu xanh đều hiệu quả cho táo bón vì giàu chất xơ. Chúng có tính kiềm là chủ yếu vì vậy giúp trung hòa các axit được tạo ra khi ăn đường, trứng, thịt và các chất dịch cơ thể. Nhờ đó nó duy trì được tính kiềm yếu cho đường ruột, giúp loại bỏ máu độc. Các loại rau điển hình: rau bina, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ,…
-
Vi khuẩn có lợi cho đường ruột
Vi khuẩn có lợi cho đường ruột từ men vi sinh và sữa chua sẽ cung cấp lợi khuẩn làm ruột khỏe hơn.
Sữa chua có hàm lượng probiotic cao, là một trong những thực phẩm tốt nhất cho việc nâng cao hiệu quả và sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Ăn sữa chua sẽ giúp cơ thể bạn tiêu hóa hiệu quả hơn và nó có thể làm giảm nguy cơ tiêu chảy, táo bón và chứng khó tiêu. Sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể rất tốt.
Những điều cần lưu ý trong chế độ ăn uống của người bệnh đường ruột
Người bệnh đường ruột cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện sức khỏe ngày càng tốt hơn.
- Hạn chế thức ăn gây khó tiêu: thức ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm rau củ quả cứng, các loại nước gas, cà phê, bia rượu, nước uống dạng sủi.
- Người bị táo bón cần tăng cường chất xơ, giảm chất béo, giảm lượng thực phẩm cho bữa ăn theo quy tắc ăn từ ít đến nhiều.
- Người bị tiêu chảy cần giảm chất xơ, giảm các thức ăn cứng gây cọ xát thành ruột.
- Khi cơ quan tiêu hóa suy yếu, bạn cần dùng các thức ăn dễ tiêu, giúp ruột không làm việc vất vả.
- Uống tối thiểu 2.5 lít nước/ ngày, ưu tiên ăn cá, thịt trắng, đậu hủ.
- Uống men vi sinh, tăng cường lợi khuẩn vào đường ruột.
Sau khi tìm hiểu về danh sách các thực phẩm có lợi cho người bệnh đường ruột và chế độ ăn uống hợp lý, mong rằng các bạn đã hoàn thiện bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày của mình hơn. Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt.