[HƯỚNG DẪN] Cách làm chè cho người bệnh tiểu đường TỐT sức khỏe

5
10078
chè cho người bệnh tiểu đường

Chè được coi là món ăn vặt của người Việt Nam, nhưng đối với nhiều bệnh nhân tiểu đường, chè được coi là món ngọt nên được rất nhiều người quan tâm. Vậy chè cho người bệnh tiểu đường có gì khác biệt so với chè thông thường? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Người bị bệnh tiểu đường ăn chè được không

Có rất nhiều món chè được nấu với nhiều nguyên liệu khác nhau, và trước khi lựa chọn, người bệnh cần biết loại chè được nấu từ gì và loại chè đó có lợi cho bệnh nhân tiểu đường hay không. Hầu hết các loại chè làm từ đậu đen, đậu đỏ, hạt sen, hạt bí đều cung cấp lượng chất xơ cần thiết, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bảo vệ tim mạch, hạ huyết áp.

Người bệnh tiểu đường nên chọn các loại chè được chế biến bằng đường dành riêng cho bệnh tiểu đường để đảm bảo chè vẫn ngọt và an toàn cho sức khỏe.

Nhiều quán bán chè nấu sẵn có thể sử dụng phụ gia tạo ngọt không an toàn, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng về việc ăn chè tiểu đường có được không, bởi bạn có thể tự học chế biến chè tại nhà để kiểm soát nguyên liệu và mức độ pha chế.

Những loại chè mà người bệnh tiểu đường có thể ăn khi đi ăn ngoài là: Chè bột sắn hạt sen, Chè khoai môn bắp… vì hạt sen, bột sắn, khoai môn và ngô non rất tốt cho người bệnh. Chè không chỉ là món ngon cho mùa hè nóng nực mà còn có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường huyết.

Sử dụng đường nào để nấu chè cho người bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường thường không dám ăn chè, vì chè nấu với đường ngọt có thể làm tăng đường huyết không kiểm soát, rất nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường nên chọn loại có đường để đảm bảo vị ngọt của chè đồng thời giữ gìn sức khỏe chứ không nên nấu bằng đường. Thông thường đây là những loại đường sau:

Đường cỏ ngọt Stevia Trường Thọ

Là một loại đường thực phẩm hoàn toàn tự nhiên được chiết xuất từ ​​loại thảo mộc lá ngọt. Sản phẩm được sản xuất và chế biến thành tinh thể dạng hạt, độ ngọt gấp 12 lần đường kính thông thường.

steviaĐường bắp ăn kiêng Sucralose Tropicana Slim

Đây là một công thức làm ngọt thế hệ mới được sử dụng để thay thế đường sucrose trong đồ uống và nấu ăn, và có một số ưu điểm vượt trội về độ ổn định trong nấu nướng. Nó được sử dụng trong việc nướng mà không gây ra một vị đắng.


>>> Xem thêm các loại đường dành cho người bệnh tiểu đường để đa dạng loại thực phẩm hàng ngày tốt cho sức khỏe của mình.


Các món chè dành cho người bệnh tiểu đường

Chè hạt sen bột sắn

Nguyên liệu: hạt sen tươi, bột sắn, đường dùng cho người bệnh tiểu đường, nước

Thực hiện: 

Bước 1: Cho hạt sen vào nồi nước để ninh khoảng 20 – 30 phút cho thật nở.

Bước 2: Pha bột sắn, đường và một chút nước cho tan hết.

Bước 3: Đổ bột sắn vào nồi sen đã nhừ, vừa đổ vừa khuấy đều, đến khi nồi chè sánh lại thì tắt bếp.

Bước 4: Nếu thích bạn có thể cho thêm nước hoa bưởi. Múc chè ra bát, ăn nguội, có thể cho thêm 1 ít đá nhưng k nên ăn quá lạnh. 

che-hat-sen-bot-sanChè khoai môn bắp

Nguyên liệu: 

  • 1 củ khoai môn
  • 4 trái bắp
  • 50g bột báng
  • 150ml nước cốt dừa (người bệnh tiểu đường nên hoặc dùng ít)
  • 2 muỗng canh bột sắn dây
  • Đường cho bệnh nhân tiểu đường

Thực hiện: 

Bước 1: Bột báng rửa qua nước sạch, ngâm trong nước lạnh từ 30 phút đến 1 tiếng. Bắp bào nhỏ phần hạt, phần cùi để lại nấu nước. Khoai môn gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Sau đó ngâm vào thau nước pha chút muối để sạch nhựa và tránh bị thâm.

Bước 2: Bắt nước, cho khoai và lõi bắp vào nồi (cho khoai từ khi nước lạnh). Đun sôi 10 phút thì vớt lõi bắp ra. Cho bắp đã bào vào nồi. Khi nước sôi lại và hạt bắp vừa chín tới thì vặn nhỏ lửa. Lúc này tránh đảo nhiều để khoai không bị nát. Liên tục vớt bọt để nước trong.

Nước 3: Cho bột báng vào luộc với nước lạnh. Khi nước sôi, thêm nước lạnh một lần nữa để bột báng chín đều và không bị nát. Bột báng chín, vớt ra, thả vào tô nước lạnh để không bị dính cục.

Bước 4: Khi khoai và bắp chín mềm, nêm đường vừa ăn. Bột sắn dây hòa với nước cho tan hoàn toàn rồi cho từ từ vào nồi, khuấy đều để chè có độ sánh. Dùng khi nguội, thêm nước cốt dừa và thưởng thức.

che-bap-khoai-monChè đậu xanh nha đam

Nguyên liệu: 

  • 1 lá nha đam
  • 300g đậu xanh xát vỏ
  • 100g bột sắn dây hoặc bột năng
  • Đường dành cho bệnh nhân tiểu đường
  • ½ quả chanh
  • 500ml nước
  • Dầu chuối hoặc vani

Thực hiện: 

Bước 1: Nha đam bỏ vỏ xanh, lấy phần thịt trắng, xắt thành hạt lựu. Ngâm nha đam vào bát nước có vắt ½ trái chanh và 1 thìa đường trong 30 phút. Sau đó, bóp cho hết nhớt và rửa sạch lại với nước. Đậu xanh đã xát vỏ ngâm nước lạnh khoảng 2 giờ, vo sạch lại cùng với nước.

Bước 2: Bắt nồi nước, cho đậu xanh vào nồi, đun tới khi đậu xanh chín nhừ thì thêm đường vừa khẩu vị.

Bước 3: Hòa tan bột sắn với chút nước, cho vào nồi đậu, vừa đổ vừa khuấy đều để bột sắn không vón cục. Cuối cùng cho nha đam vào, đợi sôi rồi tắt bếp. Ăn chè khi nguội cùng với 1 ít đá lạnh.

che-dau-xanh-nha-damChè bí đỏ đậu xanh

Nguyên liệu:  

  • 300g đậu xanh
  • 50g gạo nếp
  • 300g bí đỏ
  • Đường cho người tiểu đường

Thực hiện: 

Bước 1: Gọt vỏ bí đỏ, bỏ ruột rồi cắt thành miếng vuông. Vo sạch gạo nếp và đậu xanh, sau đó ngâm nước 2-3 tiếng.

Bước 2: Bắt nước sôi, nấu gạo nếp và đậu xanh, vặn nhỏ lửa. Khi chín, cho bí vào nấu mềm thì nêm đường và tắt lửa.

che-bi-do-dau-xanhGiải đáp chè xanh có trị được bệnh tiểu đường hay không

Tại sao chè xanh trị bệnh tiểu đường

Người Việt Nam sử dụng hàng ngày như một loại nước giải khát hoặc được chế biến thành  nhiều loại đồ uống, món ăn ngon với hương vị rất tự nhiên và tốt cho sức khỏe, phù hợp với mọi lứa tuổi.

Ai cũng biết nó rất tốt nhưng không mấy ai biết nó chứa công dụng hay thành phần dược tính hỗ trợ điều trị và phòng bệnh như thế nào?

Chè xanh chứa hàm lượng chất EGCG – chất chống lão hóa tế bào

Hoạt chất EGCG có thể kích thích hoạt động của các enzym chống lão hóa và cải thiện các chất chống oxy hóa không phải enzym. Nó có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm để tránh mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong thời gian dài; Trong khi đó, nó có thể phục hồi các tế bào bị tổn thương do lượng đường trong máu không ổn định kéo dài.

Ngoài ra, hoạt chất EGCG còn giúp giảm lượng cholesterol xấu và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như tim, mạch máu, dây thần kinh, mỡ máu và đột quỵ.

Nó kích thích tuần hoàn máu lên não và giúp ổn định huyết áp, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bị huyết áp cao.

che-xanh-chua-benh-tieu-duongChè xanh chứa hoạt chất hỗ trợ ổn định đường huyết

Thành phần polysaccharides có tác dụng hạ đường huyết nhanh chóng nên duy trì chỉ số đường huyết ổn định, ngăn ngừa sự gia tăng đột ngột của đường huyết.

Phòng bệnh tiểu đường nhờ sử dụng chè xanh hàng ngày

Lá trà xanh cũng chứa hàm lượng cao các hoạt chất polyphenol và chất chống oxy hóa, việc cung cấp đủ lượng polyphenol có trong trà và chất chống oxy hóa cho cơ thể có thể hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Các chất chống oxy hóa này giúp phục hồi tuyến tụy, cải thiện độ nhạy insulin và kháng insulin, do đó điều chỉnh tốt lượng đường trong máu.

Lưu ý khi sử dụng chè xanh chữa bệnh tiểu đường

Đừng quá lạm dụng, vì nghĩ nó tốt nên uống thật nhiều. Người bệnh cần lưu ý đến liều lượng dùng hàng ngày và tốt nhất nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

tac-dung-phuTác dụng phụ khi sử dụng chè xanh quá nhiều 

Gây thiếu máu

Chất catechin có trong trà xanh có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy, người bệnh cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu sắt và vitamin C.

Gây loãng xương

Trà xanh ngăn cản quá trình sử dụng canxi của cơ thể khiến người bệnh dễ bị loãng xương, xương khớp yếu và đặc biệt người cao tuổi càng cần lưu ý.

Gây khó chịu cho dạ dày

Uống nhiều trà xanh sẽ gây kích ứng dạ dày rất nhiều và gây ra các tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, nôn mửa và cực kỳ đói.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Một tách trà xanh có chứa 200 mg caffein, nếu mẹ uống nhiều hơn hai tách trà xanh mỗi ngày có thể gây sẩy thai.

Giảm tác dụng điều trị của thuốc

Khi sử dụng thuốc không được uống trà xanh, vì trà xanh sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của việc điều trị. Caffeine trong trà xanh làm tăng tốc độ hoạt động của hệ thần kinh, gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, huyết áp cao, tăng nhịp tim, …

Chứa caffeine

Một tách trà xanh chứa khoảng 24-45 mg caffein. Nếu bạn uống khoảng 4 đến 5 cốc mỗi ngày, bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tiêu chảy, táo bón, mất ngủ, hội chứng ruột kích thích, tăng nhịp tim, run và các bệnh khác.

Do đó, với liều lượng thích hợp, trà xanh có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp ổn định lượng đường trong máu và phục hồi các tổn thương của tế bào. Nhưng khi lạm dụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nan y.

Chè khổ qua rừng mudaru

Một lựa chọn khác cũng rất tốt cho người bệnh tiểu đường là bệnh tiểu đường là các loại chè từ cây khổ qua rừng. Trong đó chè khổ qua rừng mudaru là lựa chọn rất tốt cho sức khỏe được nhiều người dùng quan tâm và tin dùng.

che-kho-qua-rung-mudaruVậy là bạn đã có câu trả lời cho những thắc mắc về chè cho người bệnh tiểu đường. Việc ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường bị hạn chế tuy nhiên chúng ta vẫn có những phương án thay thế. Cùng với ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bạn cũng phải luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp căn bằng sức khỏe. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ trên đây của THUCPHAMCHONGUOIBENH này!

5 BÌNH LUẬN

  1. mình bị tiểu đường nên không dám chè, bài chia sẻ của bạn rất hay mình đã nấu ăn thử và cảm thấy rất ngon. Đặc biệt là đường huyết không bị tăng.

  2. Mình nấu thử chè khoai môn bắp ăn ngon lắm, nhưng mấy loại đường bạn chia sẻ hơi khó mua ở VN, mình phải nhờ người thân bên Mỹ mua về giùm. Không biết bên bạn có bán loại đường này không?

    • Bên mình cũng có đường dành cho người tiểu đường, bạn có thể liên hệ: 0888 533 350 để được tư vấn thêm nha

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here