Những điều cần biết về chỉ số đường huyết sau ăn và cách kiểm soát

0
3365
Những điều cần biết về chỉ số đường huyết sau ăn và cách kiểm soát

Chủ đề: Chỉ số đường huyết sau ăn

Chỉ số đường huyết sau ăn là cách thức theo dõi tình trạng sức khỏe để sớm phát hiện và chữa trị bệnh tiểu đường. Bạn đã biết cách kiểm tra chỉ số đường huyết trong cơ thể hay chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin cụ thể nhé.

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Người ta thường dùng các loại máy đo đường huyết thông dụng trong ngành y tế để đo chỉ số đường huyết trong cơ thể. Hiện nay nhiều người đã thường xuyên đo chỉ số này để phát hiện bệnh tình kịp thời để điều trị trước khi bệnh nặng hơn.

Chỉ số đường huyết (GI) là chỉ số phản ánh tốc độ gia tăng số lượng đường trong máu sau khi ăn các loại thực phẩm. Chỉ số đường huyết sau ăn được phân thành 3 loại: Thấp, trung bình, cao.

Thực phẩm có chứa lượng đường glucose, tinh bột nhiều sẽ khiến cho cơ thể không chuyển hóa hết được, tích tụ lâu dần dẫn tới bệnh đái tháo đường. Thực phẩm cũng được chia ra chỉ số GI từ thấp tới cao.

Sử dụng máy đo đường huyết để có chỉ số cụ thể

Nếu bạn dùng thực phẩm có GI cao thì lượng đường được hấp thụ nhiều và nhanh. Thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì đường huyết trong máu sẽ tăng và giảm từ từ, giúp năng lượng ổn định, có lợi cho sức khỏe con người. Đối với người bị bệnh tiểu đường thì nên dùng thức ăn có chỉ số GI thấp để dễ kiểm soát.

Lượng đường huyết sẽ tăng từ từ sau ăn tránh tình trạng tăng vọt đột ngột ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Ngoài ra, việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học còn cải thiện được việc chuyển hóa các lipid, tốt với bệnh tiểu đường loại 2.

2. Cách xác định chỉ số đường huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y khoa thì có bảng chỉ số lượng đường trong máu cụ thể phân rõ ở mức nào là bình thường, mức nào là bị bệnh. Chúng ta sẽ cùng theo dõi con số cụ thể này.

  • Chỉ số đường huyết với người bình thường

– Trước bữa ăn lượng đường trong máu trong máy dao động từ 4 – 5.9mmol/lí

– Sau bữa ăn 2h thì lượng đường trong máy vào khoảng dưới 7.8 mmol/lít.

Bảng thống kê các chỉ số đường huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường

  • Chỉ số đường huyết với người bị bệnh tiểu đường

Trước bữa ăn lượng đường trong máu khoảng 4 – 7 mmol/lít c

ho những người bị bệnh loại 1 hoặc loại 2

Sau bữa ăn 2h lượng đường trong máu dưới 9 mmol/lít với người bệnh tiểu đường loại 1 và 8.5 mmol/lít cho người bệnh loại 2.

  • Chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ

Người bình thường sẽ nằm vào khoảng 6,0 – 8.3 mmol/lít, căn cứ vào chỉ số này để điều chỉnh cho phù hợp. Các chuyên gia y học khuyên nên kiểm tra đường huyết vào buổi sáng, nếu chỉ số vượt quá con số trên đáng báo động. Bạn nên đi gặp bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn và chỉ dẫn cách chữa trị bệnh hiệu quả.

  • Chỉ số đường huyết sau ăn

Chỉ số đường huyết sau ăn và lúc đói khác biệt ở cách xác định và cơ sở sinh lý. Sau khi ăn, nếu lượng đường cao thì bạn phải có cách ức chế sự tổng hợp glucose ở gan và vào các cơ xương. Để giữ được đường huyết sau khi ăn ổn định thì cơ thể cần duy trì việc tiết insulin thích hợp về thời gian và số lượng. Từ đó ngăn chặn nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường.

3. Yếu tố ảnh hưởng tới đường huyết

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết sau ăn trong cơ thể, quyết định việc bạn có bị bệnh tháo đường không. Vì thế, bạn cần tìm hiểu chế độ sinh hoạt và ăn uống nghỉ ngơi phù hợp để tránh bị bệnh. Cụ thể các yếu tố đó như sau

  • Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không khoa học, người dùng có nhiều đồ ăn ngọt, đạm, chất béo. Thực phẩm có chỉ số GI cao nên dung nạp đường glucose nhiều, nhanh, việc tiêu thụ cũng khó khăn, tích tụ lượng đường thừa trong cơ thể.

Không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm nhiều đạm và chất béo

Hoặc ăn kiêng khem lâu dài nên không nạp đủ dinh dưỡng vào cơ thể gây mất cân bằng đường huyết.

  • Thể dục thể thao

Việc tập thể dục thể thao cũng ảnh hưởng tới lượng đường huyết, vậy nên bạn cần kiểm tra để có sự điều chỉnh phù hợp. Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm lượng đường trong máu, tập thể dụng nặng lại dễ gây ra việc tăng và giảm đột biến. Bạn nên có cách rèn luyện sức khỏe hợp lý.

  • Thuốc

Hiện nay có nhiều loại thuốc ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, thậm chí điều trị được bệnh này lại mắc thêm bệnh kia. Vì thế, khi sử dụng, bạn nên nghe tư vấn từ bác sĩ để có cách dùng đúng.

  • Căng thẳng, bệnh tật, chấn thương

Tinh thần không thoải mái, stress, mất ngủ, nhiều bệnh, bị chấn thương thì cơ thể sẽ giải phóng nhiều hormone như glucagon, cortisol,… Khiến gan của con người sản sinh đường glucose, mất kiểm soát có thể dẫn tới bệnh tiểu đường.

  • Chất kích thích

Người dùng nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá làm tăng sức đề kháng insulin, nguy cơ khiến đường huyết diễn biến phức tạp.

Uống bia rượu nhiều ảnh hưởng tới lượng đường huyết trong cơ thể

Uống nhiều rượu bia, gan của con người sẽ phải hoạt động nhiều để loại bỏ cồn. Do đó  không giải phóng được nhiều đường trong máu.

  • Hoóc môn

Hoóc môn của phụ nữ trong trong chu kỳ kinh nguyệt khiến lượng đường trong máu thay đổi thất thường. Bởi vậy, bạn nên để ý tới giai đoạn này để kiểm tra các chỉ số sức khỏe.

4. Cách kiểm soát đột biến đường huyết

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn hợp lý sẽ góp phần vào việc kiểm soát việc tăng đột biến đường huyết sau ăn. Bạn nên hạn chế những loại thực phẩm có GI cao để giảm mức chỉ số đường huyết sau ăn. Khi đường huyết thấp thì bạn nên ăn một ít bánh ngọt, kẹo, nước đường, sữa để ổn định lại cơ thể.

Ăn nhiều hoa quả, rau củ, hạn chế đồ ngọt, đạm, chất béo

Sử dụng thuốc điều trị phù hợp

Hiện nay trên thị trường có loại thuốc insulin tác dụng giảm tăng đường huyết sau ăn hiệu quả nên được các bác sĩ kê đơn cho nhiều người bệnh. Việc sử dụng đúng thuốc cũng kiểm soát đường huyết tốt, vậy nên bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để có cách dùng đúng nhé.

Thể dục thường xuyên, đúng cách

Tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích tốt với sức khỏe, tránh việc béo phì, phòng bệnh tiểu đường. Tùy vào tình trạng cơ thể, bạn có thể lựa chọn tập nhẹ nhàng hay tập theo bài chuyên nghiệp.

Uống đủ nước

Uống nước đầy đủ để giữ mức đường huyết trong cơ thể ổn định. Bạn không nên để cơ thể mất nước trầm trọng. Các cơ quan sẽ không hoạt động thải đường ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu hiệu quả, dễ dẫn tới nhiều bệnh. Lưu ý không sử dụng nhiều nước ngọt, nước có ga sẽ khiến cơ thể tăng cân, dễ bị tiểu đường.

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Bạn cũng không nên để tinh thần mệt mỏi, áp lực, nó sẽ ảnh hưởng tới mức độ đường trong máu. Các chuyên gia khuyên rằng con người nên tìm kiếm giải pháp thư giãn, tập thể dục, ngồi thiền,..để giải tỏa stress và hạ đường huyết.

Bạn nên lập thời khóa biểu nghỉ ngơi hợp lý, thiếu ngủ dẫn tới cơ thể suy nhược, dễ mắc nhiều chứng bệnh trong đó có việc đường huyết không ổn định. Khiến insulin mất kiểm soát, lượng đường trong máy lên xuống thất thường. Vì thế, ngủ tốt cũng là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát đường huyết.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khi đường huyết tăng cao thì bạn nên đi khám bác sĩ biết tình trạng bệnh để có cách giữ gìn và chữa bệnh phù hợp. Đặc biệt với người có nguy cơ, tiền sử bệnh tiểu đường thì nên kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để ngăn chặn bệnh tiểu đường

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì tốt nhất nên hướng dẫn tự theo dõi đường huyết bằng dụng cụ đo lượng đường trong cơ thể. Người bệnh nên sử dụng máy trước bữa ăn và sau bữa ăn 2h hiểu rõ tình trạng cơ thể để có hướng điều chỉnh kịp thời.

Như vậy, bài viết trên đây thucphamchonguoibenh.com đã gửi thông tin cụ thể về cách xác định chỉ số đường huyết sau ăn và biện pháp kiểm soát. Mong rằng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp các bạn trong công cuộc bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here