TÓM TẮT NỘI DUNG
Chủ Đề: Cây Mướp Đắng Chữa Bệnh Tiểu Đường
Cây mướp đắng nổi tiếng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, giảm cholesterol, trị mất ngủ,… Trong đó, lợi ích nổi trội nhất là khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Lí do vì sao và cách dùng mướp đắng thế nào để chữa bệnh tiểu đường, mời các bạn theo dõi những nội dung sau đây.
1. Công dụng của mướp đắng trong điều trị bệnh tiểu đường
Mướp đắng được xem là dược liệu có vị đắng, tính lạnh không độc, có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, tiêu khát, nhuận tràng, giảm ho, giảm đau, trừ độc,… Đặc biệt, mướp đắng có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mướp đắng chứa ít nhất 3 nhóm thành phần hóa học, trong đó có charantin.
Charatin có công dụng hạ đường huyết và những tác dụng khác giúp điều trị bệnh tiểu đường.
Tạp chí nước ngoài Journal of Etnopharmacology cho biết: khi dùng khoảng 2000mg mướp đắng hàng ngày có khả năng làm giảm đáng kể lượng đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Như vậy, những ai mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên dùng mướp đắng theo các chỉ dẫn dưới đây.
2. Những cách dùng cây mướp đắng chữa bệnh tiểu đường
Để chữa bệnh tiểu đường, bệnh nhân có thể thường xuyên sử dụng mướp đắng để chế biến món ăn, pha trà uống hoặc làm nước uống bổ dưỡng.
Cách 1: Dùng mướp đắng để chế biến những món ăn dinh dưỡng
Chế biến thành món ăn là cách thông dụng nhất để sử dụng . Chúng ta có rất nhiều cách chế biến khác nhau cho cả người ăn chay và người ăn mặn, ví dụ như:
- Mướp đắng xào trứng
- Canh mướp đắng dồn thịt
- Canh lá và đọt mướp đắng
- Mướp đắng muối chua
- Mướp đắng hầm thịt nạt, củ cải
- Mướp đắng kho chay
- Mướp đắng kho tiêu
- Mướp đắng ngâm giấm chua ngọt
- Mướp đắng luộc ăn kèm nước tương cay
Cách 2: Chế biến trà thơm ngon từ mướp đắng
Đây là cách dễ dàng thực hiện và có thể bảo quản để dùng trà mướp đắng trong thời gian dài. Các bước thực hiện như sau:
- Rửa sạch lá, dây, quả và cắt lát thật mỏng
- Trải đều tất cả lên nia tre, mâm hoặc bao lót sạch. Tốt nhất bạn nên bày lên nia tre hoặc mâm để dễ di chuyển.
- Phơi khô lá, dây và quả khổ qua rừng dưới ánh nắng mặt trời. Nếu có điều kiện, bạn có thể dùng máy sấy thực phẩm ở nhiệt độ 600C.
- Sau khi chuyển từ màu xanh thành nâu thẫm thì cho tất cả vào túi nilong, buộc kín hoặc đựng trong hộp có đậy nắp để sử dụng lâu dài.
Mỗi khi muốn pha trà, bạn chỉ cần bỏ một ít hỗn hợp phơi khô đó vào bình trà và châm nước sôi vào là được
Cách 3: Ép mướp đắng làm nước uống bổ dưỡng
Để phát huy công dụng cây mướp đắng chữa bệnh tiểu đường, chúng ta có thể ép mướp đắng làm nước uống.
- Bước 1: Rửa sạch quả mướp đắng, bổ đôi, bỏ hạt, cắt nhỏ. Dùng máy xay sinh tố để xay nhỏ.
- Bước 2: (nước 1) Bỏ mướp đắng đã xay nhỏ vào 1 túi vải sạch và vắt trong 500 ml nước. Sau đó đem lên bếp đun sôi, lửa nhỏ trong 15 phút rồi để nguội.
- Bước 3: (nước 2) Dùng 300 ml nước hòa với bã để vắt lấy nước và đun sôi để nguội như nước 1.
- Bước 4: (nước 3) Dùng lượng nước còn lại cho vào bã vắt lấy nước rồi đổ cả nước 1 và nước 2 vào cùng nước 3 này để đun sôi lên là được.
Chúng tôi mong rằng những thông tin hữu ích về việc cây mướp đắng chữa bệnh tiểu đường ở trên đây đã giúp cho các bạn có thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, xin gửi về thucphamchonguoibenh.com để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Chờ chút, có thể bạn cũng quan tâm đến:
Thưa cho xin hỏi.
Tôi đang ở Mỹ, ở đây không có lại Khổ qua Rừng mà chỉ có bán loại mướp đắng thường dùng thôi,
Vậy, loại mướp đắng thường có dùng để trị bệnh tiểu đường như được hướng dẫn như trên không?
hay chỉ là khổ qua rừng mới được.
Chân thành cám ơn nhiều và vui lòng trả lời cho tôi biết để dùng.
Chào chị!!
Dạ mướp đăng có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Mình có thể vào bữa ăn cơm hằng ngày. hoặc cắt lát phơi khô làm thành trà để uống mỗi ngày 2 lần sau bữa cơm. Nếu không làm trà được thì mình xây thành sinh tố hoặc nước ép để uống ạ!
Chú ý uống khi no, không uống khi đói để tránh đau bao tử!